Giằng tường là gì? Nó có quan trọng trong công trình xây dựng hay không? Hôm nay, công ty Kiến trúc Uy Vũ sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin thú vị về giằng tường trong xây dựng. Hãy theo dõi nhé! 

Giằng tường là gì?

Nhiều người thắc mắc giằng tường là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng. Giằng tường hay còn gọi là đai tường, chúng là các thanh, dầm được làm từ bê tông cốt thép. Giằng tường đóng vai trò nối các bức tường giữa hai tòa nhà lại với nhau trong quá trình xây dựng.

Khái niệm về giằng tường
Giằng tường là gì

Bạn có thể hình dung như thế này: Bạn sẽ xây một vách tường thẳng đứng ( tầng 1), sau đó, xây thêm một vách tường thẳng đứng trên tầng 1 ( tầng 2). Ở chính giữa vách tầng 1 và vách tầng 2 thì sẽ đặt giằng tường để kết nối hai vách tường lại với nhau thay vì gộp cả hai vách lại. Ngoài ra, nếu tường quá cao thì cũng có thể bố trí giằng tường vào chính giữa vách tường đó.

Tìm hiểu thêm bài viết: Dầm là gì? Tổng hợp thông tin về dầm

Lý do nên sử dụng giằng tường là gì?

Như đã đề cập ở trên, giằng tường giống như cầu nối giữa hai vách tường ở hai tầng nhà. Giả sử nếu không có giằng tường thì chúng ta vẫn có thể xây 2 vách tường liền với nhau và không cần phải tốn thời gian đổ giằng tường. Vậy câu hỏi đặt ra là lý do phải sử dụng giằng tường là gì?

Lý do nên sử dụng giằng tường
Giằng tường giúp gia tăng khả năng chịu lực của tường

Nguyên nhân chính là giằng tường góp phần tăng cường mức độ ổn định cho vách tường. Chúng được làm từ bê tông cốt thép, vì thế độ bền và chịu lực rất tốt. Việc bố trí giằng tường sẽ giúp cho vách tường tăng khả năng chịu lực, duy trì sự ổn định và vượt qua các tác động mạnh bên ngoài như như gió mạnh, chấn động từ động đất,… Bên cạnh đó, chúng còn giúp gia tăng tuổi thọ của tường, lâu bị xuống cấp.

Khi nào nên sử dụng giằng tường? 

Giằng tường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp như:

  • Công trình nằm ở vùng đất mềm: Ở những vùng đất mềm yếu, tường nhà sẽ dễ bị nghiêng ngã hoặc nứt. Việc sử dụng giằng tường để tăng mức độ ổn định cho công trình
  • Khi xây dựng nhà cao tầng, công trình lớn: Đây là các công trình có chiều cao rất lớn, khi càng lên cao, lực chống chịu của tường ngày càng yếu. Giằng tường sẽ gia tăng mức độ chống chịu cho tường để chống lại các điều kiện xấu bên ngoài.
  • Dùng vật liệu nhẹ: Dùng các vật liệu nhẹ như gạch nhẹ, bê tông nhẹ sẽ làm sức chống chịu của tường khá yếu và độ bền thấp. Giằng tường sẽ hỗ trợ cố định và tăng khả năng chịu lực cho các vật liệu này.
  • Khi thiết kế phức tạp: Đối với các công trình phức tạp, nhiều góc cạnh hoặc nhiều không gian mở lớn. Sử dụng giằng tường để dễ các kết cấu tường không bị biến dạng và dễ dàng cho việc xây dựng.
Khi nào nên sử dụng giằng tường
Giằng tường được sử dụng hầu hết ở các công trình

Các tiêu chí để thi công giằng tường đúng kỹ thuật

Để xác định được giằng tường có đạt tiêu chuẩn hay không? Chúng ta cần phải thi công giằng tường đảm bảo một số tiêu chí. Vậy những tiêu chí để đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn của giằng tường là gì? Hãy tham khảo một số tiêu chí phía dưới nhé.

  • Đảm bảo cường độ chống chịu lực: Cường độ chống chịu lực thể hiện khả năng chống chịu các tác động bất lợi đối với tưởng nhà. Việc lựa chọn lựa vật liệu chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn cao là quan trọng để giúp tiêu chí này trở nên vượt trội. Ngoài ra, độ dày và kích thước giằng tường cũng phải phù hợp với kết cấu của công trình.
  • Đảm bảo độ bền và độ cứng của tường nhà: Độ cứng và độ bền thể hiện sự bền vững của tường nhà theo thời gian. Một số yếu tố quyết định tiêu chí này như khả năng chống thấm nước của tường, thời gian mà tường bị xuống cấp, các mối nối giữa giằng tường và cột, dầm.
Các tiêu chí trong việc thi công giằng tường
Việc thi công đảm bảo các tiêu chí sẽ giúp giằng tường tối đa được hiệu quả mà nó mang lại

Các bước xây dựng giằng tường chi tiết, hiệu quả

Để có một giằng tường đúng kỹ thuật, chúng ta cần phải tỉ mỉ trong quá trình xây dựng và thi công theo đúng quy trình của nó. Dưới đây là các bước xây dựng giằng tường cho nhà:

  • Khảo sát và lập bản vẽ chi tiết cho giằng tường như vị trí, kích thước, cấu tạo, các mối nối với dầm và cột chống.
  • Chuẩn bị các vật liệu cần thiết như thép, xi măng, đá,…
  • Tạo khuôn (cốp pha) bằng ván gỗ, ván nhựa,…
  • Thi công cốt thép ( liên kết các thanh thép thành một khung cốt thép) và trộn bê tông( trộn xi măng, cát, sỏi,… lại với nhau bằng nước để tạo ra hỗn hợp bê tông dạng lỏng)
  • Đặt cốt thép vào khuôn, sau đó đổ bê tông đã trộn vào
  • Che chắn và đợi đến khi bê tông khô lại
  • Tiến hành tháo dỡ cốp pha
  • Kiểm tra và nghiệm thu
Quy trình các bước thi công giằng tường chuẩn kỹ thuật
Thi công giằng tường yêu cầu tính tỉ mỉ và phải tính toán kỹ lưỡng

Những kinh nghiệm bố trí giằng tường hiệu quả nhất

Việc bố trí giằng tường hợp lý không chỉ đảm bảo chất lượng công trình mà còn giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa không gian và tăng độ bền lâu dài. Dưới đây là một số mẹo giúp việc bố trí giằng tường đem lại hiệu quả tối đa nhất có thể.

Kinh nghiệm trong việc bố trí giằng tường
Bố trí giằng tường hợp lí vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại hiểu quả tối đa
  • Đặt giằng tường ở những vị trí như chân tường, đỉnh tường,… để tăng khả năng chống chịu của tường và giúp bớt áp lực lên nền móng.
  • Sử dụng giằng tường ngang và giằng tường dọc để tăng thêm đồ bền cho tường trong những khu vực có tác động lực ngang lớn (gió, động đất).
  • Khi tường lên cao khoảng 3-4m thì nên bố trí một giằng tường rồi mới tiếp tục xây tường, điều này giúp tăng độ cứng tổng thể của tường.
  • Sử dụng vật liệu đạt tiêu chuẩn và tính toán kích thước giằng tường sao cho hợp lý.
  • Các mối nối giữa giằng tường và cột, dầm cần phải đảm bảo chặt chẽ, bền vững.
  • Tăng số lượng giằng tường đối với công trình nằm trong khu vực có gió mạnh, động đất hoặc vùng đất nền yếu, dễ lún.

Những câu hỏi thường gặp về giằng tường 

Sau khi tìm hiểu khái niệm giằng tường là gì cùng các thông tin liên quan, bạn có thể tham khảo thêm những câu hỏi thường gặp sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về loại cấu kiện này.

Giằng tường có kích thước bao nhiêu?

Trong kỹ thuật xây dựng, kích thước của giằng tường theo quy định với độ dày khoảng 10cm – 15cm. Chiều cao thì từ 20cm – 30cm, còn chiều dài thì ngang với chiều dài của tường. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia nhỏ chiều dài ra thành những đoạn hợp lý để tăng thêm mức độ chắc chắn.

Kích thước của giằng tường
Kích thước của giằng tường cần điểu chính sao cho phù hợp với cấu trúc của công trình đó

Độ cao tường bao nhiêu thì có giằng tường?

Tùy vào loại công trình, đặc điểm kết cấu cũng như những yếu tố xung quanh mà bố trí giằng tường cho hợp lý. Thông thường thì tường cao khoảng 3m – 4m thì nên bố trí giằng tường. Nhưng nếu nhà nằm trong điều kiện xấu như đất mềm, gió mạnh, mưa to,… thì tường khoảng 2m-3m thì nên bố trí giằng tường. Hoặc với nhà cao tầng thì tường cao 5m sẽ bố trí giằng tường.

Quy định về việc sủ dụng giằng tường đối với chiều cao của tường
Tưởng cao khoảng 3m – 4m thì nên đặt giằng tường

Tường không bố trí giằng được không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là được. Tường không có giằng tường vẫn có thể xây dựng được. Tuy nhiên, rủi ro nó mang lại là rất cao. Tường không có giằng sẽ chịu lực rất kém, dễ bị nứt khi chịu tác động mạnh. Ngoài ra, giới hạn tường không giằng chỉ khoảng dưới 3m, nếu lên cao mà không có giằng tường thì khả năng sập tường gần như là chắc chắn.

Xây tường mà không cần giằng tường
Xây tường mà không có giằng tường thì rủi ro mang lại rất cao

Đối với các công trình lớn, hoặc nhà cao tầng, khi mà trọng tải quá lớn thì bắt buộc phải có giằng tường. Nếu không có giằng, tường sẽ không thể nào chịu được cả áp lực về trọng tải và áp lực các tác động bên ngoài. Vì thế, tốt nhất là nên bố trí giằng tường để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.

Trên đây là những thông tin về giằng tường mà Uy Vũ đã tìm hiểu và chia sẻ cho bạn. Hy vọng đây là kiến thức hữu ích để giúp bạn hiểu giằng tường là gì. Theo dõi website của chúng tôi để xem thêm những kiến thức xây dựng bổ ích khác. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế và xây dựng nhà ở cũng như văn phòng làm việc, đừng quên liên hệ với công ty thiết kế Uy Vũ nhé. 

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *