Việc tính diện tích thi công công trình là bước quan trọng giúp gia chủ ước tính chi phí thi công công trình chi tiết. Bài viết này của công ty thiết kế kiến trúc Uy Vũ sẽ hướng dẫn bạn cách tính diện tích thi công công trình chi tiết cho từng hạng mục, đảm bảo giúp bạn lên kế hoạch chi phí chi tiết nhất.

Diện tích xây dựng là gì? Tại sao cần tính diện tích xây dựng?

Diện tích xây dựng là phần diện tích được phép xây dựng của công trình, bao gồm toàn bộ tường bao và các khu vực nằm trong phạm vi thi công. Đây là yếu tố quan trọng, thường được dùng làm cơ sở để tính toán mật độ xây dựng và lập kế hoạch thi công. Đơn vị tính của diện tích xây dựng là m2. 

cách tính diện tích thiết kế nhà là quan trọng
Diện tích thiết kế nhà ở có vai trò quan trọng để lập kế hoạch thi công

Diện tích xây dựng được tính bằng công thức:

Diện tích xây dựng = Diện tích sàn các tầng + Diện tích các hạng mục khác (móng, sàn, tầng hầm)

Việc biết được cách tính diện tích thi công công trình mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ như: 

  • Dự toán ngân sách phù hợp ngay từ đầu và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình thi công.
  • Gia chủ dễ dàng kiểm soát các vấn đề liên quan đến công trình.
  • Là cơ sở để tối ưu chi phí thi công hiệu quả hơn. 

Cách tính diện tích thi công công trình chi tiết

Để tính toán diện tích thi công công trình chi tiết, bạn có thể tính toán theo từng hạng mục của công trình. Sau đây là cách tính diện tích thi công công trình chuẩn nhất:

Cách tính diện tích thi công phần móng

Phần móng là nền tảng quan trọng của công trình. Việc tính toán diện tích xây dựng phần móng cần dựa vào loại móng sử dụng:

  • Móng cọc: Chiếm 30% diện tích công trình (không gồm chi phí cọc).
  • Móng đơn: Chiếm 40% diện tích công trình.
  • Móng băng: Chiếm 50% diện tích công trình.
  • Móng bè: Chiếm 70% diện tích công trình.
cách tính diện tích thi công công trình phần móng
Diện tích thi công phần móng

Tính toán diện tích thi công phần hầm

Việc tính diện tích xây dựng tầng hầm phụ thuộc vào độ sâu so với code đỉnh ram hầm:

  • Độ sâu 1m – 1.5m: Tính 150% diện tích.
  • Độ sâu 1.5m – 1.7m: Tính 170% diện tích.
  • Độ sâu 1.7m – 2m: Tính 200% diện tích.
  • Độ sâu trên 2m: Tính 250% diện tích.
cách tính diện tích thiết kế nhà cho tầng hầm
Cách tính diện tích thi công công trình – Phần tầng hầm

Cách tính diện tích xây dựng phần sân trước sau

Nếu sân trước/sau được đổ đà kiềng, đổ cột, lát gạch nền và xây tường rào, diện tích được tính như sau:

  • Sân dưới 20m²: Tính 100% diện tích.
  • Sân từ 20m² – 40m²: Tính 80% diện tích.
tính toán thiết kế nhà dân dụng phần sân trước sau
Cách tính toán diện tích thi công phần sân trước sau

Cách tính diện tích thiết kế nhà phần mái

Tùy theo loại mái, cách tính diện tích được quy định như sau:

  • Mái bê tông cốt thép: 50% diện tích.
  • Mái hệ xà gồ + lợp tôn (tole): 30% diện tích.
  • Mái hệ xà gồ + lợp ngói: 70% diện tích.
  • Mái BTCT + lợp ngói: 100% diện tích.
cách tính diện tích thiết kế nhà phần mái
Cách tính diện tích thi công công trình phần mái nhà

Tính diện tích thi công công trình phần nhà chính

Sau đây là cách tính diện tích thi công công trình phần nhà chính: 

  • Phần có mái che như tầng trệt, các tầng lầu, chuồng cu: Tính 100% diện tích.
  • Sân thượng không mái che, có lát gạch nền: Tính 50% diện tích.
  • Sân thượng không mái che, có hệ đà (giàn phẹt): Tính 75% diện tích.
  • Trang trí Pergola, có lát gạch nền: Tính 50% diện tích.
cách tính diện tích thi công công trình phần nhà chính
Tính diện tích thi công công trình phần nhà chính

Việc nắm vững diện tích thi công là bước quan trọng và làm cơ sở để tiến hành thi công phần thô. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết: Thi công phần thô là gì? Chi tiết về xây dựng phần thô

Ví dụ minh họa cách tính diện tích thiết kế nhà ở

Và để giúp gia chủ hiểu hơn về cách tính diện tích thi công, Uy Vũ sẽ đưa ra một ví dụ minh họa cụ thể như sau: 

  • Diện tích đất: 5 x 25m (Sân 5m + Khối nhà chính 20m).
  • Quy mô công trình: Hầm + Trệt + 6 Lầu + Chuồng cu.
  • Sân trước: 3m, sân sau: 2m.

Cách tính cụ thể: 

  • Tầng hầm có độ sâu từ 1m – 1.5m: (5 x 20) x 150% = 150m².
  • Sân có chiều dài 3m và 2m. Diện tích sân = (3 + 2) x 5 x 100% = 25m²
  • Tầng trệt có mái che = (5 x 20) x 100% = 100m²
  • Diện tích tầng 1 – 5 = (5 x 20) x 5 x 100% = 500m²
  • Ban công dài 1.2m (có mái che và tường 2 bên) = (5 x 1.2) x 5 x 100% = 30 m²
  • Diện tích sân thượng: 
    • Diện tích phần trong nhà = 5 x 10 = 50m²
    • Seno mái trước và sau (mái trước 0.9m, mái sau 0.9m) = (0.9 + 0.9) x 5 x 100% = 9m²
    • Sân thượng trước (có hệ đà) + ban công = (4 + 1.2) x 5 x 75% = 19.5m²
    • Sân thượng sau (có hệ đà) = (20 – 4 – 0.9 – 0.9) x 5 x 75% = 15.75m²
  • Diện tích phần mái BTCT = (10 + 0.9 + 0.9) x 5 x 50% = 29.5m²
  • Tổng diện tích xây dựng = 150 + 25 + 100 + 500 + 30 + 50 + 9 + 19.5 + 15.75 + 29.5 = 928.75 m²
Ví dụ cách tính diện tích thi công công trình
Tính diện tích thi công toàn bộ công trình

Lưu ý cách tính diện tích thi công các hạng mục khác

Ngoài các hạng mục cơ bản như trên, khi thi công nhà ở, gia chủ cần tính diện tích nhiều phần khác như: 

Cách tính diện tích thi công cho cầu thang

Việc tính toán diện tích cầu thang chính xác là rất quan trọng để dự trù chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Diện tích cầu thang được tính dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mặt bậc, cổ bậc, chiếu nghỉ và len chân tường. 

Cách tính diện tích cầu thang
Diện tích cầu thang xây dựng công trình

Cách tính diện tích thiết kế cho phòng 

Việc tính diện tích phòng thường là bước quan trọng để phục vụ cho các bước lát gạch, lát tường trang trí. Cách tính diện tích thiết kế cho phòng thường được sử dụng nhất là chiều dài x chiều rộng

cách tính diện tích phòng
Tính diện tích phòng

Ngoài các hạng mục đã nêu trên, bạn cũng có thể áp dụng các công thức tính diện tích này cho các hạng mục như cửa, tường nhà, hoặc các chi tiết trang trí,…

Mong rằng bài viết trên của công ty xây dựng nhà Uy Vũ đã giúp bạn hiểu hơn về cách tính diện tích thi công công trình chi tiết. Gia chủ nên nắm vững các cách tính này để lên kế hoạch ngân sách phù hợp, biết cách đối chiếu với báo giá của nhà thầu nhằm tối ưu chi phí thi công hiệu quả hơn.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *