Cách tính vật liệu xây dựng nhà là yếu tố quan trọng mà gia chủ cần quan tâm để kiểm soát ngân sách và đảm bảo tiến độ thi công hiệu quả. Trong bài viết này, công ty thiết kế xây dựng nhà Uy Vũ sẽ hướng dẫn bạn cách tính vật liệu xây dựng chi tiết, giúp gia chủ lập kế hoạch xây nhà hiệu quả, tối ưu hơn.
Tại sao cần nắm vững cách tính vật liệu xây dựng nhà?
Xây dựng một ngôi nhà là việc hệ trọng của đời người, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉnh chu nhất. Trong đó, nắm vững cách tính vật liệu xây dựng nhà là bước không thể thiếu, mang đến cho gia chủ nhiều lợi ích quan trọng như:
- Đặt mua đúng số lượng vật liệu cần thiết, tránh việc thiếu hụt gây gián đoạn hoặc mua dư gây lãng phí.
- Giúp gia chủ dự kiến được ngân sách và quản lý chi phí hiệu quả hơn.
- Lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Hiểu rõ cách tính toán sẽ giúp bạn thêm tự tin và chủ động trong các dự án xây dựng sau này.
Cách tính vật liệu xây dựng nhà chính xác
Để đảm bảo việc xây dựng ngôi nhà được diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa các phát sinh không mong muốn, việc hiểu rõ cách tính vật liệu xây dựng nhà một cách chính xác là rất cần thiết. Dưới đây là những phương pháp cơ bản gia chủ nên tham khảo:
Cách tính vật liệu xây dựng nhà dựa trên diện tích
Sau đây là hướng dẫn cách tính vật liệu xây dựng nhà dựa trên diện tích mà gia chủ cần biết:
Tính tổng diện tích xây dựng
Để tính toán được vật liệu xây dựng nhà, bạn cần xác định chính xác cách tính diện tích nhà ở. Gia chủ có thể tham khảo thêm cách tính diện tích thi công công trình để có thêm thông tin.
Sau đây là công thức tính tổng diện tích xây dựng:
Tổng diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Các diện tích khác.
Trong đó:
- Diện tích sàn sử dụng: Bao gồm các khu vực chính như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp.
- Các diện tích khác: Bao gồm hành lang, ban công, sân thượng, hoặc bất kỳ khu vực phụ trợ nào.
Lưu ý rằng:
- Tầng trệt và các lầu: Tính 100% diện tích.
- Các loại mái:
- Mái tôn: Tính 30% diện tích.
- Mái bằng: Tính 50% diện tích.
- Mái ngói: Tính 70% diện tích.
- Sân: Tính 50% diện tích.
Tính toán lượng vật liệu cần thiết để xây nhà
Lượng vật liệu cần thiết được tính bằng định mức sử dụng từng vật liệu nhân với diện tích căn nhà. Sau đây là bảng vật liệu cho 1m2 xây dựng mà gia chủ nên tham khảo:
Tính xi măng, cát, đá cho 1m3 vữa, bê tông:
Bạn có thể dựa trên bảng tham khảo sau đây để tính được lượng xi măng, cát, đá sử dụng cho 1mm3 vữa, bê tông:
Phân loại | Đá dăm (m3) | Cát vàng (m3) | Xi măng PCB40 (kg) | Nước (lít) |
Vữa bê tông mác 75 | 1.09 | 247 | 110 | |
Vữa bê tông mác 200 | 0.86 | 0.483 | 248 | 185 |
Vữa bê tông mác 250 | 0.85 | 0.466 | 324 | 185 |
Vữa bê tông mác 300 | 0.84 | 0.45 | 370 | 185 |
Tính sắt, thép dựa trên khối lượng bê tông
Sau đây là bảng tham khảo vật liệu sắt, thép sử dụng dựa trên khối lượng bê tông:
Phân loại | Ø | Ø 10 đến 18 | Ø 10 > 18 |
Dầm móng | 25kg | 120kg | |
Móng cột | 20kg | 50kg | 30kg |
Cột | 30kg | 60kg | 75kg |
Sàn | 90kg | ||
Dầm | 30kg | 85kg | 50kg |
Cầu thang | 75kg | 45kg | |
Lanh tô | 80kg |
Cách tính chi phí để làm móng nhà
Móng nhà đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo sự ổn định và chịu lực của toàn bộ công trình. Vì thế, tính toán chi phí xây dựng móng cần được thực hiện cẩn thận. Dưới đây là các công thức tính toán cụ thể theo từng loại móng:
- Móng đơn: Bao gồm trong đơn giá xây dựng
- Móng băng 1 phương = 50% × Diện tích tầng trệt × Đơn giá phần thô.
- Móng băng 2 phương = 70% × Diện tích tầng trệt × Đơn giá phần thô.
- Móng cọc (khoan nhồi): [Đơn giá khoan nhồi x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [hệ số đào móng (0.2) x (diện tích tầng 1 + diện tích sân) x đơn giá xây thô].
- Móng cọc (ép tải): [Đơn giá ép tải x số lượng x chiều dài cọc] + [hệ số đào móng (0.2) x (diện tích tầng 1 + diện tích sân) x đơn giá xây thô] + [nhân công ép cọc].
Công thức tính sắt, thép xây dựng cho cả công trình
Khi tính chi phí sắt, thép xây dựng, bạn cần ước lượng được khối lượng cần thiết cho từng phần của công trình. Sau đây là bảng định mức khối lượng sắt thép cần sử dụng cho từng phần của công trình thi công:
Hạng mục | Khối lượng/m3 |
Móng nhà | 100 đến 120 kg |
Sàn nhà | 120 đến 150 kg |
Dầm | 180 đến 200 kg |
Cột (nhịp < 5m) | 170 đến 190 kg |
Cột (nhịp > 5m) | 200 đến 250 kg |
Mái | 250 đến 350 kg |
Vách tường | 180 đến 200 kg |
Cầu thang | 120 đến 140 kg |
Cách tính toán chi phí tường gạch xây nhà
Tường gạch xây dựng thường có 2 loại chính là gạch ống và gạch thẻ. Lượng gạch ống và gạch thẻ sử dụng sẽ phụ thuộc vào độ dày tường cùng quy cách gạch.
Lượng gạch ống cần thiết cho 1m2 xây dựng:
Sau đây là bảng định mức gạch ống cho một 1m2 xây dựng mà bạn cần tham khảo:
Loại tường | Vật liệu dự kiến cho 1m2 xây dựng | |||
Loại vật liệu | Quy cách | Đơn vị | Số lượng | |
Tường dày 10cm | Gạch thẻ | 5x10x20 | viên | 83 |
Vữa | lít | 23 | ||
Tường dày 20cm | Gạch thẻ | 5x10x20 | viên | 162 |
Vữa | lít | 45 | ||
Tường dày ≥30cm | Gạch thẻ | 5x10x20 | viên | 790 |
Vữa | lít | 242 | ||
Tường dày 10cm | Gạch thẻ | 4x8x19 | viên | 103 |
Vữa | lít | 20 | ||
Tường dày 20cm | Gạch thẻ | 4x8x19 | viên | 215 |
Vữa | lít | 62 | ||
Tường dày ≥30cm | Gạch thẻ | 4x8x19 | viên | 1068 |
Vữa | lít | 347 |
Số lượng gạch thẻ cần thiết cho 1m2 xây dựng:
Gạch thẻ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với gạch ống. Chính vì thế số lượng gạch thẻ cần thiết cho 1m2 xây dựng cũng nhiều hơn. Sau đây là bảng gợi ý lượng gạch thẻ cần cho xây dựng mà gia chủ nên tham khảo:
Loại tường | Đơn vị tính | Vật liệu của một đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách (cm) | Đơn vị | Số lượng | ||
Tường dày 10cm | 1m2 | Gạch thẻ | 5x10x20 | Viên | 83 |
Vữa | Lít | 23 | |||
Tường dày 20cm | 1m2 | Gạch thẻ | 5x10x20 | Viên | 162 |
Vữa | Lít | 45 | |||
Tường dày >= 30cm | 1m2 | Gạch thẻ | 5x10x20 | Viên | 790 |
Vữa | Lít | 242 | |||
Tường dày 10cm | 1m2 | Gạch thẻ | 4x8x19 | Viên | 103 |
Vữa | Lít | 20 | |||
Tường dày 20cm | 1m2 | Gạch thẻ | 4x8x19 | Viên | 215 |
Vữa | Lít | 65 | |||
Tường dày >=30cm | 1m2 | Gạch thẻ | 4x8x19 | Viên | 1.068 |
Vữa | Lít | 347 |
Việc tính toán chính xác vật liệu xây nhà là bước quan trọng để bắt đầu quá trình thi công phần thô cho nhà ở. Bạn có thể xem thêm thông tin về xây dựng nhà phần thô để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Một số sai lầm thường gặp khi tính vật liệu xây nhà
Khi tính vật liệu xây dựng nhà, đôi khi không thể tránh khỏi gặp phải những sai lầm. Sau đây là những sai lầm mà nhiều gia chủ gặp phải khi tính vật liệu xây dựng:
- Không tính đến các phần đặc biệt của công trình: Các yếu tố như tường cong, cửa sổ, cửa ra vào hay các phần yêu cầu xây dựng đặc biệt có thể làm thay đổi khối lượng vật liệu cần dùng. Nếu không tính đến các yếu tố này, số lượng vật liệu có thể bị sai lệch.
- Không tính đến hao phí vật liệu: Mỗi loại vật liệu đều có một mức hao phí nhất định trong quá trình sử dụng. Nếu không tính đến hao phí thì lượng vật liệu thi công có thể sẽ bị thiếu hụt.
- Không tính toán lượng vật liệu cho các khu vực phụ: Trong khi tính toán cho các khu vực chính như tường, mái, móng, nhiều người thường bỏ qua các khu vực phụ như cầu thang, lan can, hay các chi tiết trang trí. Những khu vực này cũng cần được tính toán đầy đủ để tránh thiếu hụt vật liệu khi thi công.
- Không tính toán dự phòng: Một sai lầm quan trọng là không dự trù khoản dự phòng cho các tình huống phát sinh trong quá trình thi công. Những sự cố ngoài dự tính như vật liệu bị hư hỏng, sai sót trong thi công, hay điều chỉnh thiết kế có thể làm gia tăng lượng vật liệu cần thiết.
Các kinh nghiệm mua vật liệu xây nhà tiết kiệm chi phí
Và để mua được vật liệu xây nhà chất lượng, tiết kiệm chi phí, bạn nên tham khảo các kinh nghiệm sau:
Mua vật liệu từ nhà cung cấp uy tín
Nhà cung cấp uy tín thường cam kết cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra kỹ càng. Các nhà cung cấp uy tín thường cung cấp vật liệu với mức giá hợp lý và minh bạch. Họ có mối quan hệ ổn định với các nhà sản xuất, từ đó có thể đưa ra mức giá tốt cho khách hàng mà không lo bị “chặt chém”.
Khảo sát, so sánh giá cả trước khi mua
Giá vật liệu xây dựng có thể thay đổi theo từng thời điểm trong năm, và giữa các cửa hàng bán vật liệu cũng có sự chênh lệch đáng kể. Để mua được vật liệu giá rẻ và chất lượng, bạn nên dành thời gian khảo sát giá tại nhiều cửa hàng và tham khảo ý kiến từ bạn bè, người quen đã xây nhà trước đó.
Bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn từ các kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng để chọn được nguồn cung ứng đáng tin cậy. Dù chỉ chênh lệch một vài chục nghìn đồng, nhưng khi tính ra tổng khối lượng vật liệu, số tiền tiết kiệm được sẽ không hề nhỏ.
Ưu tiên đơn vị cung cấp vật liệu gần địa điểm thi công
Vật liệu xây dựng thường bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, do đó, bạn nên chọn đơn vị cung cấp vật liệu gần khu vực thi công. Điều này giúp giảm thiểu sự mất mát và giảm chi phí vận chuyển. Việc lựa chọn nhà cung cấp gần cũng giúp đảm bảo việc giao hàng kịp thời, tránh tình trạng thiếu hụt vật liệu trong quá trình thi công.
Như vậy, qua bài viết trên của Kiến trúc Uy Vũ có lẽ đã phần nào giúp bạn hiểu được cách tính vật liệu xây dựng nhà phù hợp. Mong rằng với những kiến thức trên bạn sẽ dự toán được lượng vật liệu cần thiết. Và nếu bạn không có nhiều thời gian để tính toán, lên kế hoạch thì hãy tìm đến Uy Vũ – Đơn vị thi công chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tính toán vật liệu xây dựng chính xác, tối ưu nhất.