Cầu thang gỗ từ lâu đã là biểu tượng của vẻ đẹp bền vững và tinh tế trong thiết kế nội thất. Không chỉ mang hơi thở truyền thống, cầu thang gỗ còn khéo léo hòa quyện với nét hiện đại, tạo điểm nhấn sang trọng cho không gian sống. Dù xu hướng có thay đổi, chất liệu gỗ vẫn giữ nguyên sức hút nhờ tính thẩm mỹ cao và cảm giác ấm áp khó thay thế. Cùng Uy Vũ tìm hiểu cấu tạo, ưu, nhược điểm và 20+ mẫu cầu thang gỗ ấn tượng trong bài viết dưới đây. 

Cầu thang gỗ là gì?

Cầu thang gỗ là loại cầu thang được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, thường được sử dụng để kết nối các tầng trong nhà ở, biệt thự hoặc công trình dân dụng. Gỗ không chỉ là vật liệu truyền thống quen thuộc mà còn mang đến cảm giác gần gũi, ấm cúng và sang trọng cho không gian nội thất.

Khái niệm cầu thang gỗ
Khái niệm cầu thang gỗ

Tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng, cầu thang gỗ có thể được chế tác hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu hiện đại như kính, kim loại, đá…để tạo điểm nhấn thẩm mỹ hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Với sự linh hoạt trong kiểu dáng và màu sắc, cầu thang gỗ phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau – từ mộc mạc, cổ điển đến tối giản hay đương đại.

Cấu tạo chung của cầu thang gỗ 

Cầu thang gỗ là một cấu kiện kiến trúc hoàn chỉnh với nhiều bộ phận liên kết chặt chẽ. Về cơ bản, cấu tạo cầu thang gỗ gồm: dầm móng chân thang, đan thang, đợt thang (bản thang), chiếu nghỉ, chiếu tới, mặt bậc, dầm cuốn thang, lan can và tay vịn. Trong đó, thân thangchiếu nghỉ là hai bộ phận chính, đóng vai trò quyết định đến kết cấu và trải nghiệm sử dụng. 

Thân thang

Thân thang là phần nghiêng nối các tầng, được tạo bậc để người dùng di chuyển lên xuống. Đây là kết cấu chịu lực chính của toàn bộ hệ cầu thang và thường được thiết kế theo hai dạng:

  • Kiểu bản: là một tấm bản lớn đặt nghiêng, mặt trên được chia bậc hình tam giác để tạo độ cao cho từng bước chân. Cấu tạo này đơn giản, liền mạch và thường dùng trong nhà ở dân dụng. 
  • Kiểu bản dầm: hai bên thân thang có bố trí thêm dầm nghiêng chịu lực. Một bên thân thang thường tựa vào tường để tăng độ vững, bên còn lại có thể dùng dầm hoặc giá đỡ tùy thiết kế. Dạng này cho cảm giác chắc chắn hơn, thích hợp với nhà nhiều tầng hoặc cầu thang có khẩu độ lớn. 

Chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ là mặt sàn nằm ngang, được bố trí sau một số lượng bậc nhất định để ngắt quãng hành trình di chuyển. Thông thường, khi cầu thang có hơn 18 bậc liên tục, chiếu nghỉ là yếu tố bắt buộc để đảm bảo an toàn và giảm cảm giác mỏi chân, hoa mắt khi lên xuống. 

Chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ thường có kết cấu bản dầm, được thiết kế đồng bộ với thân thang, vừa đảm nhận vai trò kỹ thuật vừa mang lại sự cân đối về mặt thẩm mỹ trong không gian. Đây cũng là khu vực dễ tạo điểm nhấn trang trí bằng đèn hắt, cây xanh hoặc tranh tường.

Tại sao cầu thang gỗ được ưa chuộng trong thiết kế nội thất?

Bên cạnh vai trò là cầu nối giữa các không gian trong ngôi nhà, cầu thang gỗ còn là chi tiết nội thất giàu tính biểu cảm, góp phần tạo nên bản sắc cho không gian sống. Sự ưa chuộng cầu thang gỗ không phải là xu hướng nhất thời mà là kết quả của sự giao thoa giữa giá trị truyền thống và tính thẩm mỹ hiện đại, bền bỉ qua thời gian.

Điểm nội bật của cầu thang gỗ
Điểm nội bật của cầu thang gỗ

Dưới đây là những lý do khiến loại cầu thang này luôn chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong thiết kế các công trình nhà ở hiện đại lẫn truyền thống:

  • Chất liệu tự nhiên, gần gũi và sang trọng: Gỗ mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu cho thị giác và xúc giác, đồng thời giúp tổng thể không gian trở nên hài hòa và có chiều sâu.
  • Dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách thiết kế: Từ cổ điển, bán cổ điển đến hiện đại, cầu thang gỗ đều có thể thích nghi linh hoạt nhờ sự đa dạng trong màu sắc 
  • Đảm bảo độ bền và tuổi thọ lâu dài: Gỗ tự nhiên cao cấp có khả năng chịu lực tốt, càng sử dụng lâu càng bóng đẹp và bền bỉ với thời gian, đặc biệt khi được xử lý và bảo quản đúng cách.
  • Tính an toàn cao: So với cầu thang bằng kim loại hay kính, bề mặt gỗ có độ ma sát tốt hơn, giảm trơn trượt, đặc biệt an toàn cho nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
  • Khả năng cách âm tốt: Bước chân trên mặt bậc gỗ êm ái, không gây tiếng động lớn, nhờ đó giảm thiểu tiếng ồn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Yếu tố phong thủy: Gỗ là đại diện cho hành Mộc trong ngũ hành – biểu trưng cho sự phát triển, thịnh vượng. Cầu thang gỗ giúp lưu chuyển năng lượng tốt giữa các tầng, mang lại cảm giác an lành và cân bằng trong không gian sống.
  • Thể hiện gu thẩm mỹ và đẳng cấp của gia chủ: Một mẫu cầu thang gỗ được thiết kế khéo léo sẽ trở thành điểm nhấn thu hút trong kiến trúc tổng thể.

Cầu thang gỗ có nhược điểm gì?

Dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cầu thang gỗ vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định mà gia chủ cần lưu ý trước khi lựa chọn và thi công. Việc hiểu rõ nhược điểm sẽ giúp quá trình sử dụng lâu dài đạt hiệu quả và thẩm mỹ cao nhất.

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và thời tiết: Gỗ là vật liệu tự nhiên nên dễ giãn nở, cong vênh hoặc mối mọt nếu không được xử lý kỹ và bảo quản trong môi trường phù hợp.
  • Chi phí thi công tương đối cao: Đặc biệt với các loại gỗ tự nhiên cao cấp như gỗ lim, gõ đỏ…chi phí nguyên vật liệu và gia công có thể cao hơn so với các vật liệu thay thế như sắt, kính hoặc gỗ công nghiệp.
  • Dễ trầy xước nếu sử dụng không đúng cách: Mặt bậc gỗ, đặc biệt là gỗ sơn phủ, có thể bị trầy do vật nhọn, đế giày cứng hoặc đồ vật rơi vỡ. Điều này đòi hỏi người dùng phải cẩn trọng trong sinh hoạt thường ngày.
  • Dễ bắt bụi bẩn nên cần lau chùi thường xuyên: Những mẫu cầu thang gỗ có thiết kế chạm khắc cầu kỳ sẽ đòi hỏi khá nhiều công sức để lau chùi, vệ sinh thường xuyên.
Nhược điểm của cầu thang gỗ
Nhược điểm của cầu thang gỗ

Các loại gỗ phổ biến dùng làm cầu thang

Chất liệu gỗ góp phần quyết định đến độ bền, tính thẩm mỹ và phong cách tổng thể của cầu thang. Tùy vào ngân sách, gu thẩm mỹ và mục đích sử dụng, gia chủ có thể cân nhắc các loại gỗ dưới đây.

Gỗ đỏ

Thuộc dòng gỗ quý, gỗ đỏ sở hữu đường vân sắc nét, màu đỏ nâu đặc trưng và độ bền gần như tuyệt đối. Chống mối mọt tốt, ít cong vênh, cầu thang làm từ gỗ đỏ thường được sử dụng trong các công trình cao cấp, biệt thự hoặc nhà theo phong cách cổ điển sang trọng.

Cầu thang gỗ đỏ
Cầu thang gỗ đỏ

Gỗ lim

Với đặc tính cứng, chắc và khả năng chịu lực vượt trội, gỗ lim là lựa chọn phổ biến cho những công trình yêu cầu kết cấu vững chãi. Màu nâu đậm hoặc xanh đen của lim mang đến cảm giác trầm mặc, đậm chất truyền thống nhưng vẫn phù hợp với lối thiết kế hiện đại.

Cầu thang gỗ lim
Cầu thang gỗ lim

Gỗ sồi

Gỗ sồi (oak) có màu sáng, vân gỗ mềm mại, dễ tạo hình và phù hợp với phong cách nội thất Bắc Âu hoặc tối giản. Ưu điểm của gỗ sồi là nhẹ, dễ gia công và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, cần xử lý kỹ để tránh ảnh hưởng bởi độ ẩm trong thời gian dài.

Cầu thang gỗ sồi
Cầu thang gỗ sồi

Gỗ óc chó

Gỗ óc chó (walnut) là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự sang trọng và khác biệt. Màu nâu socola trầm cùng vân gỗ uốn lượn tinh tế giúp cầu thang trở thành điểm nhấn đầy nghệ thuật trong không gian sống. Loại gỗ này có độ bền cao và chống mối mọt tốt.

Cầu thang gỗ óc chó
Cầu thang gỗ óc chó

Gỗ căm xe

Gỗ căm xe thuộc nhóm gỗ quý, có màu vàng sẫm chuyển dần sang đỏ nâu sau thời gian sử dụng. Đặc trưng bởi sự ổn định và chắc chắn, căm xe thường được dùng trong cầu thang nhà phố hoặc biệt thự yêu cầu độ bền và tính thẩm mỹ lâu dài.

Cầu thang gỗ căm xe
Cầu thang gỗ căm xe

Gỗ tần bì

Gỗ tần bì (ash) có màu sáng, vân rõ và độ bền cơ học tốt. Đây là lựa chọn phù hợp cho những không gian cần sự thoáng đãng, trẻ trung nhưng vẫn muốn giữ được vẻ ấm cúng đặc trưng của gỗ tự nhiên.

Cầu thang gỗ tần bi
Cầu thang gỗ tần bi

Gỗ công nghiệp

Với giá thành tiết kiệm và mẫu mã đa dạng, gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF… được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở hiện đại. Tuy không đạt độ bền như gỗ tự nhiên, nhưng nếu thi công chuẩn và kết hợp chất liệu phù hợp, cầu thang gỗ công nghiệp vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và công năng cơ bản.

Cầu thang gỗ công nghiệp
Cầu thang gỗ công nghiệp

Top mẫu cầu thang gỗ giao thoa tinh tế giữa truyền thống và hiện đại

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một số cầu thang gỗ đang phổ biến hiện nay nhé

Mẫu thiết kế nhà gác lửng đẹp 300 triệu
Mẫu thiết kế nhà gác lửng đẹp 300 triệu
Cầu thang gỗ tự nhiên
Cầu thang gỗ tự nhiên
Cầu thang gỗ truyền thống
Cầu thang gỗ truyền thống
Cầu thang gỗ sang trọng
Cầu thang gỗ sang trọng
Cầu thang gỗ phong cách hiện đại
Cầu thang gỗ phong cách hiện đại
Cầu thang gỗ biệt thự
Cầu thang gỗ biệt thự
Cầu thang gỗ hiện đại
Cầu thang gỗ hiện đại
Cầu thang gỗ đẹp nổi bật
Cầu thang gỗ đẹp nổi bật
Cầu thang gỗ đẹp mắt
Cầu thang gỗ đẹp mắt
Cầu thang gỗ đẹp độc đáo
Cầu thang gỗ đẹp độc đáo
Cầu thang gỗ có tay vịn
Cầu thang gỗ có tay vịn
Cầu thang gỗ cho nhà phố
Cầu thang gỗ cho nhà phố
Cầu thang gỗ bậc rời
Cầu thang gỗ bậc rời

Trên đây là tổng hợp những mẫu cầu thang gỗ đẹp mắt mà Uy Vũ đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng bạn tìm được cho mình một mẫu cầu thang ứng ý. Theo dõi website kientrucuyvu.com.vn để xem thêm những bài viết hấp dẫn khác. Nếu có nhu cầu thi công và thiết kế nhà ở, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *