Chiều cao nhà cấp 4 gác lửng là yếu tố cần phải chú ý và tuân thủ đúng theo quy định trong khi xây dựng để đảm bảo được mức độ an toàn và tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Vậy tiêu chuẩn về chiều cao của nhà cấp 4 có gác lửng là bao nhiêu? Dựa vào đâu để xác định? Hãy cũng công ty kiến trúc Uy Vũ làm tìm hiểu rõ hơn ngay bài viết dưới đây.
Nhà cấp 4 gác lửng là gì? Tại sao được ưa chuộng?
Nhà cấp 4 gác lửng (hay còn gọi là tầng lửng hoặc gác xép) là ngôi nhà có cấu trúc một tầng trệt và một tầng lửng. Mẫu nhà này thường được xây dựng khi có diện tích nhà bị hạn chế nhưng muốn tối ưu hóa diện tích. Phần gác lửng của ngôi nhà thông thường sẽ có diện tích nhỏ hơn so với tầng trệt của ngôi nhà. Chiều cao của gác lửng thông thường sẽ rơi vào khoảng 2,2 đến 2,5m.
Kiểu nhà này thường được thiết kế khá đơn giản với tầng trệt là không gian sinh hoạt chính của ngôi nhà. Gác lửng thường là nơi bàn thở hoặc dùng làm phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình. Nhà cấp 4 có tầng lửng không chỉ được xây dựng phổ biến ở những khu vực nông thôn mà còn được ưa chuộng tại thành thị với những kiểu nhà có gác lửng mái thái, mái bằng hay mái Nhật.
Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng được ưa chuộng hiện nay bởi vì một số lý do:
- Tận dụng tối đa không gian sinh hoạt trong ngôi nhà: Tận dụng gác lửng để làm phòng ngủ, phòng làm việc hoặc có thể là phòng thờ
- Tạo nên không gian thông thoáng: Thiết kế gác lửng tạo ra không gian mở và thoáng đãng cho ngôi nhà, không khí dễ dàng lưu thông.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Nhà cấp 4 có gác lửng có thể thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, từ hiện đại đến truyền thống tùy theo sở thích của gia chủ.
- Có ý nghĩa theo phong thủy: chiều cao nhà cấp 4 gác lửng cao trung bình 2,5m và có sự liên kết giữa tầng trệt và tầng lửng khiến cho nguồn năng lượng trong ngôi nhà dễ dàng lưu thông, từ đó tăng vượng khí, đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Tại sao cần nắm rõ chiều cao nhà cấp 4 gác lửng?
Khi tiến hành thi công xây dựng nhà cấp 4 có gác lửng cần chú ý đến chiều cao của phần gác lửng. Điều này vừa để đảm bảo tính an toàn cho ngôi nhà, vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ và tạo ra không gian sinh hoạt thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Đảm bảo an toàn
Chiều cao nhà cấp 4 gác lửng cần đảm bảo đủ cao để những thành viên trong gia đình có thể di chuyển, sinh hoạt, tránh được tình trạng đụng trần và tạo ra những sự cố rủi ro. Nếu gác lửng có chiều cao thấp sẽ khiến người sử dụng bất tiện, khó khăn trong việc di chuyển, phải cúi người khi đi. Đồng thời, gác lửng thấp sẽ dễ xảy ra những va chạm không mong muốn hoặc ngã cầu thang.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Nếu thợ thi công và gia chủ không nắm rõ chiều cao nhà cấp 4 gác lửng sẽ khiến cho cấu trúc căn nhà không được cân xứng và hài hòa. Nếu ngôi nhà có gác lửng quá cao sẽ khiến cho cấu trúc không cân đối, đặc biệt là những ngôi nhà có kích thước nhỏ. Ngược lại, khi gác lửng quá thấp cũng sẽ khiến không gian trở nên chật chội và bí bách. Do đó, trước khi quyết định thi công công trình, gia chủ cần nắm rõ chiều cao của gác lửng để đảm bảo không gian của ngôi nhà được cân đối, hài hòa.
Đáp ứng công năng sử dụng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng gác lửng của gia chủ để lựa chọn phương án thiết kế phù hợp. Thông thường, nếu gác lửng dùng làm phòng ngủ hoặc phòng làm việc thì chiều cao tối thiểu phải trên 2,4m thì người sử dụng mới có thể sinh hoạt tự do, thoải mái. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiều cao nhà cấp 4 gác lửng cũng cần đảm bảo tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật đã ban hành.
Quy định về chiều cao gác lửng mới nhất
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, chiều cao nhà cấp 4 gác lửng phải đạt tối thiểu là 2,2m và có chiều cao tối đa là 3m. Chiều cao được quy định này tính từ tầng trệt cho đến sàn gác lửng của nhà.
- Chiều cao nhà cấp 4 gác lửng tiêu chuẩn là từ 2,2 – 2,4m. Chiều cao này là hợp lý nhất để người sử dụng có không gian sinh hoạt thoải mái.
- Với trường hợp ngôi nhà cao trên 3,5m thì chiều cao của gác lửng cũng có thể tùy chỉnh cho phù hợp, chiều cao khoảng 1,8 – 2m. Tuy nhiên, chiều cao của tầng trệt ngôi nhà cần phải trên 2,2m.
- Bên cạnh chiều cao của ngôi nhà, khi xây dựng cũng cần chú ý đến diện tích của gác lửng. Diện tích của phần gác lửng không được vượt quá 1/3 tổng diện tích của tầng trệt.
Xây nhà cấp 4 gác lửng thường cao bao nhiêu là đẹp?
Chiều cao nhà cấp 4 gác lửng được quy định cụ thể tại Điều 16, Nghị định 100/2015/NĐ-CP Chính phủ về quy hoạch đô thị. Quy định cụ thể chiều cao tầng lửng tối đa và tầng một có gác tính từ độ cao của vỉa hè đến sàn là 6m, chiều cao tối thiểu sẽ là 5,6m.
- Chiều cao tầng lửng của nhà phố: Chiều cao dao động từ khoảng 2,2 – 2,5. Đây là chiều cao thích hợp để đảm bảo các thành viên trong gia đình có thành viên sinh hoạt thoải mái nhất.
- Chiều cao tầng lửng của nhà ống: Tương tự như chiều cao tầng lửng của nhà phố nhưng vì nhà ống có thiết kế bề ngang hẹp hơn nên tầng lửng có thể thấp hơn, cao khoảng 2 – 2,2m.
- Chiều cao tầng 1 có gác lửng: Chiều cao của tầng trệt ngôi nhà sẽ cao khoảng 7m và chiều cao gác lửng rơi vào 2,2 – 2,5m.
Khi tính toán chiều cao cho nhà cấp 4 gác lửng, việc tham khảo các mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách bố trí không gian và tối ưu thiết kế sao cho hài hòa, tiện nghi.
Lưu ý khi thiết kế chiều cao nhà cấp 4 gác lửng
Khi tiến hành thiết kế cấu trúc của ngôi nhà, cần phải cân nhắc lựa chọn kích thước và những yếu tố khác liên quan đến chiều cao nhà cấp 4 gác lửng để có thể đảm bảo được độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế chiều cao của gác lửng mà bạn cần xem xét:
Tuân thủ quy định pháp lý
Khi thiết kế ngôi nhà, gia chủ cần hiểu các quy định pháp lý liên quan đến chiều cao nhà cấp 4 gác lửng. Tùy theo từng khu vực, địa phương và loại công trình để áp dụng đúng theo quy định. Việc đảm bảo xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn pháp luật quy định sẽ giúp gia chủ tránh được các vấn đề pháp lý sau này và tránh được những rủi ro liên quan đến mức độ an toàn của ngôi nhà.
Đảm bảo sự tiện nghi
Chiều cao nhà cấp 4 gác lửng cần phải được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng phần gác lửng của gia đình. Thông thường, chiều cao gác lửng sẽ khoảng tần 2,3 – 2,4m. Chiều cao này sẽ tạo nên một không gian sinh hoạt thoáng đãng và thoải mái khi di chuyển. Khi thiết kế nhà, tránh khiến gác lửng trở nên bí bách hay chật chội và bố trí những cửa sổ để thông thoáng cho ánh sáng bên ngoài tràn vào nhà.
Hài hòa với tổng thể kiến trúc
Chiều cao nhà cấp 4 gác lửng phải được tính toán kỹ lưỡng và hài hòa với tổng thể của kiến trúc. Bên cạnh đó, gác lửng cũng cần đảm bảo đồng nhất trong phong cách trang trí, tông màu với những khu vực khác của ngôi nhà. Lựa chọn nội thất, phong cách trang trí, màu sắc phù hợp sẽ khiến không gian có tính thẩm mỹ hơn và hài hòa với tổng thể của ngôi nhà.
Đảm bảo công năng sử dụng
Phần gác lửng của ngôi nhà có thể được dùng để làm phòng ngủ, phòng làm việc hoặc có thể là phòng thờ cúng của ngôi nhà. Do vậy, khi thiết kế ngôi nhà, cụ thể là phần gác lửng, gia chủ cần xác định được mục đích sử dụng của không gian để từ đó có thể thiết kế, trang trí nội thất và kết hợp màu sắc phù hợp. Bên cạnh đó, cầu thang đi lên gác lửng cũng rất quan trọng, cầu thang cần đảm bảo được độ dốc, số lượng bậc thang để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà.
Tối ưu ánh sáng tự nhiên và khả năng thông gió
Gác lửng của ngôi nhà thường được thiết kế thêm phần cửa sổ hoặc giếng trời để đảm bảo tận dụng tối đa lượng ánh sáng tự nhiên chiếu vào ngôi nhà. Việc bố trí thêm cửa sổ sẽ khiến không gian trở nên sáng sủa, rộng rãi và thoáng đãng hơn. Đồng thời, để không khí trong ngôi nhà lưa thông tốt thì cần thiết kế một hệ thống thông khí để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Bài viết trên của công ty thiết kế kiến trúc Uy Vũ đã giúp bạn biết thêm kiến thức về chiều cao nhà cấp 4 gác lửng và những lưu ý khi xây dựng kiểu nhà có gác lửng. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và phần nào giúp bạn đưa ra quyết định thiết kế chiều cao gác lửng của ngôi nhà phù hợp để tạo nên một tổng thể hài hòa. Nếu bạn cần tư vấn hoặc một đơn vị thi công uy tín thì hãy liên hệ ngay cho Uy Vũ nhé!