Nhiều người thắc mắc đà kiềng là gì? Trong xây dựng, đà kiềng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tăng thêm độ ổn định và khả năng chịu lực của ngôi nhà. Để hiểu rõ hơn về khái niệm mới lạ này, hãy cùng với công ty thiết kế xây dựng nhà Uy Vũ tìm hiểu những thông tin về loại cấu kiện này qua bài viết dưới đây nhé.
Đà kiềng là gì?
Đà kiềng, ở một nơi khác thì nó còn được gọi là dầm kiềng, là một thanh dầm nằm ngang thuộc phần móng của ngôi nhà. Nó sẽ liên kết với các trụ móng để tạo ra mạng lưới vững chắc để nâng đỡ trọng tải của công trình.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là cấu tạo của đà kiềng là gì? Thông thường thì loại cấu kiện này có cấu tạo từ hai thành phần chính:
- Bê tông: Chính là hỗn hợp xi măng, cát, đá,… để khổ tạo thành, nó có khả năng giúp cho đà kiềng chịu được tác động lớn. Ở mỗi loại công trình khác nhau, thì tiêu chuẩn về bê tông cũng khác nhau.
- Cốt thép: Gồm những thanh thép cứng có kích thước to nhỏ khác nhau. Những thanh thép này sẽ được liên kết với nhau theo một tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể để tạo thành một khung cốt thép. Thép cốt đóng vai trò chịu lực kéo và chống biến dạng.
Sau đó, người ta sẽ đổ bê tông dạng lỏng vào khung thép rồi để khổ. Như vậy là một hệ thống đà kiềng vững chắc được hình thành. Tùy vào quy mô công trình, loại đất nền mà dầm kiềng có kích thước và thiết kế khác nhau.
Để đảm bảo đà kiềng chắc chắn, việc sử dụng bê tông cốt thép là một lựa chọn tối ưu. Tham khảo thêm bài viết: Bê tông cốt thép là gì?
Vai trò của đà kiềng là gì ?
Đà kiềng có vai trò cực kỳ quan trọng trong công trình xây dựng. Nó không chỉ là một thành phần trong kết cấu móng nhà mà còn góp phần đảm bảo sự ổn định của toàn bộ công trình. Dưới đây là một vài thông tin để trả lời cho câu hỏi vai trò của đà kiềng là gì:
- Tăng mức độ ổn định cho công trình: Các thanh dầm sẽ liên kết với nhau và kết nối với các cột chống để tạo thành một hệ thống vững chắc. Điều này sẽ giúp giữ vững vị trí cho các cột chống, làm chúng không bị xê dịch, nghiêng ngả trong quá trình xây dựng.
- Phân phối trọng lượng: Trọng tải của công trình sẽ được phân tán ra đều các cột chống nhờ vào đà kiềng. Điềm này giúp tránh được vấn đề áp lực bị dồn vào một điểm nào đó. Hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Giảm hiện tượng nứt gãy: Đà kiềng được làm từ bê tông cốt thép. Vì thế, nó rất bền và cứng, chịu được những tác động mạnh bên ngoài. Từ đó, hạn chế những nguy cơ nứt gãy kết cấu công trình.
- Chống lún: Đà kiềng giúp cho nền móng không bị sụt lún quá nhiều khi xây trên nền đất mềm, giúp đảm bảo sự ổn định cho công trình.
- Đảm bảo độ bền cho công trình: Giúp cho công trình kéo dài được tuổi thọ, giảm tình trạng hư hỏng hoặc xuống cấp sớm.
Đà kiềng là một phần quan trọng trong việc phân bố lực và gia cố sự ổn định cho móng công trình. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng xây dựng cao, các bước thi công như đổ bê tông cột đúng kỹ thuật cũng cần lưu ý để đảm bảo độ bền và sự vững chắc cho toàn bộ kết cấu.
Quy trình thi công đà kiềng đúng kỹ thuật
Để có được một hệ thống dầm kiềng chắc chắn và đạt đúng tiêu chuẩn, chúng ta cần phải thi công dựa trên quy trình đúng kỹ thuật. Dưới đây là quy trình chi tiết thi công đà kiềng cho móng nhà
- Bước 1: Kiểm tra sơ qua mặt bằng, vị trí các cột chống, chuẩn bị các vật liệu cần thiết
- Bước 2: Lắp đặt cốp pha, có thể dùng cốp pha thép, ván khuôn, hoặc gỗ tùy theo quy mô công trình của bạn
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt cốt thép, cốt thép được gia công theo đúng kích thước và số lượng theo yêu cầu thiết kế.
- Bước 4: Chuẩn bị bê tông, bê tông có thể trộn từ xi măng, cát, sỏi, đá,…
- Bước 5: Tiến hành đổ bê tông vào cốp pha, đồ đều sao cho bê tông lấp đầy hết cốt thép
- Bước 6: Che phủ bề mặt bê tông và tưới nước liên tục để hỗ trợ cho quá trình đông cứng
- Bước 7: Tháo dỡ cốp pha ( thường là 7 – 14 ngày sau đó) và nghiệm thu.
Những lưu ý khi thi công đà kiềng là gì
Thi công đà kiềng đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn, chất lượng và tính bền vững của công trình. Vậy thì những lưu ý khi thi công đà kiềng là gì? Dưới đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi này.
- Đọc kỹ bản vẽ thiết kế để thi công một cách chính xác. Hơn nữa, cần phải chọn những vật liệu tốt, chất lượng và đạt tiêu chuẩn để đà kiềng tạo ra cũng chất lượng cao.
- Cốp pha cũng cần cố định chắc chắn, tránh trường hợp bê tông bị rò rỉ. Ngoài ra, việc cố định chắc chắn cũng giúp giữ được hình dáng của đà kiềng trong suốt quá trình thi công
- Tròn quá trình lắp đặt cốt thép, các mối nối cần phải chắc chắn, đúng kỹ thuật để tránh trường hợp cốt thép bị bung ra trong quá trình thi công.
- Lúc đổ bê tông cần phải đồ đều, không để có khe rỗng. Bê tông cũng phải trộn với tỷ lệ đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng.
- Trong quá trình bảo dưỡng, cần che chắn bề mặt đà kiềng thật kín để tránh bị tác động với thời tiết như mưa, nắng,… làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Luôn luôn giữ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên để tránh nứt do co ngót hoặc mất nước quá nhanh.
- Tháo dỡ cốp pha 7 – 14 ngày tình từ lúc kết thúc quá trình đổ bê tông.
Ngoài đà kiềng, dầm cũng là bộ phận đóng vai trò chịu lực chính, kết nối các bộ phận khác của công trình. Bạn hãy tìm hiểu thêm về dầm là gì để vận dụng hiệu quả các cấu kiện này trong quá trình thi công nhà ở.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi đà kiềng là gì mà Kiến trúc Uy Vũ đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về đà kiềng cũng như vai trò đà kiềng là gì trong xây dựng. Theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về xây dựng nhé!