Kỹ thuật ốp gạch là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền, tính thẩm mỹ và công năng của công trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được quy trình ốp gạch đúng kỹ thuật. Trong bài viết này, công ty kiến trúc Uy Vũ sẽ chia sẻ cho bạn các bước thực hiện cũng như một số lưu ý khi thi công để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Chuẩn bị ốp gạch
Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là giai đoạn quan trọng nhất để quyết định quá trình thi công có suôn sẻ hay không. Việc chuẩn bị sẽ giúp phát họa tổng quát quá trình thực hiện để giúp cho người thi công định hướng được các thứ tự thực hiện. Ngoài ra, nó còn giúp tránh các vấn đề như gạch bị bong tróc, xê dịch hoặc không đều(những yếu tố làm giảm chất lượng và tăng chi phí sửa chữa).
Một số tố mà chúng ta có thể chuẩn bị trước như:
- Gạch ốp lát: Việc chọn gạch cực kỳ quan trọng. Phải chọn gạch phù hợp với khu vực mình sử dụng: gạch chống trượt cho nhà tắm, gạch men cho phòng khách,…
- Vữa xi măng: Dùng liên kết gạch lát với bề mặt thi công. Tùy thuộc mà loại gạch và chọn loại vữa cho phù hợp
- Dụng cụ thi công: bay, bàn chà, thước đo,…
- Bề mặt thi công: Cần làm sạch để không có vật cản, làm bằng phẳng bề mặt,…
Để bề mặt thi công tốt, chất lượng tường gạch là yếu tố quan trọng. Gia chủ cần tham khảo thêm về kỹ thuật xây tường gạch để đảm bảo có bức tường chất lượng cao, làm cơ sở cho quá trình ốp lát gạch diễn ra suôn sẻ.
Tiến hành ốp lát gạch
Sau khi hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn quan trọng tiếp theo là tiến hành ốp lát gạch. Đây là giai đoạn quan trọng để tạo nên một bề mặt hoàn thiện đẹp mắt và bền bỉ. Sẽ có hai giai đoạn riêng là ốp gạch tường và ốp gạch nền. Mỗi loại sẽ có quy trình thi công khác nhau.
Kỹ thuật ốp gạch tường
Đây là phương pháp thi công các viên gạch lên bề mặt thẳng đứng. Nếu so sánh 2 kỹ thuật thì có lẽ kỹ thuật ốp gạch tường sẽ khó hơn và yêu cầu chuyên môn cao hơn kỹ thuật ốp gạch nền. Nó đòi hỏi sự chính xác và đảm bảo gạch phải dính được trên tường và không bị xê dịch hay rơi rớt.
Quy trình kỹ thuật ốp gạch tường:
- Tường sau khi tô( hôm) sẽ tạo độ nhám để tăng khả năng bám dính
- Vệ sinh mặt tường, đảm bảo không có vật cản nào
- Dùng nước để làm ẩm tường
- Dùng thước đo để căn chỉnh và tính toán chiều dài, chiều rộng của tường để xem cần bao nhiêu hàng, mỗi hàng bao nhiêu viên,…
- Đổ vữa trên mặt sau của gạch, sau đó, dán gạch vào tường
- Dùng búa cao su gõ nhẹ vào gạch để vữa lan rộng khắp chu vi của gạch
- Các viên gạch sau cũng thực hiện tượng tự, lấy viên đầu tiên làm mốc
- Khoảng cách của các viên gạch phải đều nhau và đảm bảo chúng thẳng hàng
- Nếu khoảng trống không đủ 1 viên gạch thì có thể dùng máy để cắt viên gạch thành những viên có tạo hình phù hợp với khoảng trống đó
- Dùng keo chèn mạch để lấp đầy các khe hở giữa các khoảng cách của các viên gạch
- Dùng khăn khô lau sạch vữa, keo còn dính lên gạch
Kỹ thuật ốp gạch nền
Kỹ thuật này nhằm thi công gạch trên mặt phẳng nằm ngang. So với kỹ thuật ốp gạch tường thì dễ hơn một xíu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hết sức cẩn thận và thực hiện một cách tỉ mỉ để đạt được hiệu quả cao.
Quy trình kỹ thuật ốp gạch nền
- Loại bỏ các vật cản trên bề mặt nền
- Làm ướt nền bằng nước để tăng độ ẩm, nâng cao hiệu quả kết dính
- Đo lường chu vi của nền để xác định số hàng, số viên gạch cần dùng
- Trán một lớp hồ( hỗn hợp xi măng, cát, nước,…) lên trên nền, sau đó, tưới hồ dầu( hỗn hợp loãng xi măng với nước) lên lớp hồ đó
- Tưới hồ dầu lên mặt sau của viên gạch, rồi đặt lên lớp hồ đã được chuẩn bị trước đó
- Dùng búa cao su gõ nhẹ để hồ dầu tràn ra khắp chu vi(chú ý đảm bảo hồ lan đến từng góc của viên gạch để tránh hiện tượng bộp tại góc do thiếu vữa
- Đối với các khoảng trống trên nền không đủ 1 viên thì có thể cắt viên gạch thành viên có tạo hình phù hợp với khoảng trống đó
- Các viên gạch tiếp theo cũng làm tương tự, lấy viên đầu tiên làm mốc, đảm bảo thẳng hàng
- Dùng keo chèn mạch để lấp đầy các khe hở giữa các khoảng cách của các viên gạch
- Dùng khăn khô lau sạch vữa, keo còn dính lên gạch
Tiêu chí đánh giá chất lượng ốp lát gạch
Để biết liệu công trình ốp lát đó có đạt yêu cầu hay không, chúng ta cần phải đánh giá nó dựa trên một số yếu tố cụ thể. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá, dưới đây là một số tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng của một công trình ốp gạch, bao gồm cả kỹ thuật ốp gạch tường và kỹ thuật ốp gạch nền.
- Độ bằng phẳng: Bề mặt nền gạch phải bằng phẳng, không gồ ghề hoặc lồi lõm. Để nhận biết, chúng ta có thể dùng mắt thường để nhìn hoặc dùng thước để kiểm tra
- Độ đồng đều: Các khoảng cách giữa hai viên gạch phải bằng nhau
- Độ bám dính: Đảm bảo gạch không bị bộng( hiện tượng khi gõ vào viên gạch sẽ nghe tiếng rỗng, đây là hậu quả của việc gạch chưa bám chắc do vữa không đều, thiếu vữa,…)
- Tính thẩm mỹ: Hoa văn trên mỗi viên gạch sẽ liên kết với nhau để tạo nên một hoa văn tổng thể, nếu vị trí của các viên gạch sai thì hoa văn thì sẽ không được hình thành làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ
- Độ nghiêng: Thường thì sẽ cần độ nghiêng để thoát nước, tuy nghiên, nó chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt như làm cho nhà tắm, nhà bếp,…
- Khả năng chịu lực: Gạch lát nền phải chịu được tải trọng phù hợp với khu vực sử dụng
Những lưu ý khi ốp lát gạch
Để giúp quá trình ốp gạch diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả chất lượng thì chúng ta cũng cần để tâm một số lưu ý trong kỹ thuật ốp gạch. Nếu không để ý những lưu ý này, nó sẽ làm cho công trình thi công gặp nhiều lỗi và làm giảm tuổi thọ của công trình.
- Chọn loại gạch phù hợp: Cần chọn loại gạch phù hợp với mục đích sử dụng( ví dụ, chọn loại gạch chống trượt cho nhà tắm, chọn loại gạch có độ bền cao sử dụng cho khu vực đỗ xe, nhà khách thì ưu tiên gạch có hoa văn đẹp,…)
- Căn chỉnh chính xác, liên tục: Cần đo lường, căn chỉnh liên tục trong quá trình thi công. Tránh trường hợp thi công 1 mạch từ đầu tới cuối. Đến khi phát hiện lỗi thì phải làm lại từ đầu, rất mất thời gian
- Chuẩn bị kỹ lưỡng: Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ từ những chi tiết nhỏ nhất để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ
- Không nên làm trước: Đối với keo và hồ, làm đến đâu thì dàn keo và hồ đến đó. Nếu dàn trên diện tích rộng, thì chúng rất nhanh bị khô, đến lúc làm tới chỗ đó thì nó đã khô và giảm mất độ bám dính.
- Vệ sinh ngay lập tức: Sau khi thi công, gạch bị dính keo và vữa cần được làm sạch ngay sau thi công xong. Nếu để lâu thì khi keo và vữa đã khô thì việc vệ sinh cực kỳ khó khăn.
Trong quá trình hoàn thiện công trình, việc ốp gạch đạt chuẩn không thể tách rời với một lớp tường được tô đúng kỹ thuật. Một bề mặt tường phẳng, mịn sẽ giúp gạch bám chắc và tạo nên tổng thể hoàn hảo. Xem thêm: Kỹ thuật tô tường chuẩn – Đúng, đẹp & tiết kiệm
Câu hỏi thường gặp khi ốp lát gạch
Trong quy trình kỹ thuật ốp gạch, chắc chắn sẽ có rất nhiều người không khỏi thắc mắc nhiều điều. Một số câu hỏi thường gặp như:
Trát tường bao lâu thì ốp gạch được?
Tùy vào kích thước bề mặt lớn hay nhỏ, độ ẩm cũng như lớp vữa được trát lên tường là dày hay mỏng,… mà chúng sẽ có yêu cầu về thời gian ốp gạch khác nhau. Tuy nhiên, nếu bỏ qua tất cả các điều kiện đặt biệt, thì sau khi trát tường khoảng 7 – 10 ngày thì có thể tiếng hành ốp gạch. Đối với các điều kiện đặt biệt thì cần thời gian lâu hơn.
Khi ốp gạch cần sử dụng công cụ nào?
Dụng cụ để dùng cho quá trình ốp gạch thì rất nhiều. Phổ biến nhất là
- Bay: Dùng để dàn keo, vữa,…
- Búa cao sao: Dùng để gõ lên gạch, tăng độ kết dính
- Thước đo và các dụng cụ liên quan: Đo lường và tính toán trong quá trình thi công
- Bàn chà: Làm phẳng bề mặt
- Khác: dao trét keo, máy mài, xô đựng, máy cắt gạch,…
Ốp gạch bao lâu thì khô?
Thời gian khô sẽ phụ thuộc vào loại vữa, keo hoặc một số yếu tố khác. Có một số loại vữa, keo có thời gian khô khá lâu. Tuy nhiên, trong trường hợp thông thường nhất thì thời gian khô trung bình sẽ từ 1 – 2 ngày tính từ thời điểm hoàn thành thi công. Trong quá trình để khô, tránh bất kỳ tác động nào lên bề mặt.
1m2 ốp gạch tốn bao nhiêu xi măng?
Lượng xi măng sử dụng cho 1m2 cũng linh hoạt. Nó phụ thuộc vào độ dày của lớp vữa mà bạn muốn dàn. Nếu dàn vữa càng dày thì càng tốn nhiều xi măng và ngược lại. Thường thì nếu vữa dày 1cm thì lượng sẽ măng tiêu tốn sẽ là 5 – 7kg cho 1m2. Bạn có thể lấy con số này làm mốc để ước lượng tổng quát lượng xi măng phải dùng đối với vữa có độ dày cao hơn 1cm.
Trên đây là quy trình kỹ thuật ốp gạch cũng như một số thông tin liên quan đến quy trình thi công mà Uy Vũ đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để bạn có cái nhìn tổng quát hơn về kỹ thuật ốp gạch. Theo dõi website của chúng tôi để xem những bài viết hữu ích khác nhé. Đừng quên liên hệ với công ty Uy Vũ nếu bạn có nhu cầu về thiết kế và xây dựng nội thất nhà ở cũng như văn phòng làm việc nhé.