Vật liệu bền vững là gì? Có đặc điểm như thế nào? Vai trò ra sao? Bao gồm những gì? Tất cả câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết sau đây của công ty thiết kế xây dựng Uy Vũ. Hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin hữu ích nhé!
Vật liệu bền vững là gì? Đặc điểm vật liệu bền vững
Vật liệu bền vững được định nghĩa là những chất liệu không gây tác hại đến môi trường sống khi sản xuất, thi công và tháo dỡ. Mục tiêu của việc sử dụng vật liệu bền vững là giảm thiểu tác động môi trường, bảo tồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, có thể tái chế hoặc xử lý theo cách thân thiện với môi trường.
Vật liệu xây dựng bền vững thường được đặc trưng bởi việc giảm chất thải và hóa chất độc hại, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ khi khai thác nguyên liệu thô cho đến cuối vòng đời. Đồng thời, bên cạnh tính thân thiện với môi trường, vật liệu bền vững còn đảm bảo được tuổi thọ và sự an toàn cho sức khỏe con người. Chính vì thế, có thể xem việc sử dụng vật liệu bền vững là đang hướng đến giải pháp xây dựng bền vững.
Vai trò của vật liệu xây dựng bền vững bạn cần biết
Vật liệu xây dựng bền vững hiện đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới, đặc biệt trong bối cảnh môi trường đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Loại vật liệu này ngày càng được quan tâm mạnh mẽ bởi những vai trò, đóng góp tích cực đối với môi trường và xã hội.
Vai trò của vật liệu bền vững đối với môi trường
Vật liệu xây dựng bền vững có vai trò quan trọng đối với môi trường.
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Vật liệu bền vững được thu thập và xử lý bằng cách giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vật liệu này giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên, giúp giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn lực tự nhiên trong tương lai.
- Giảm ô nhiễm môi trường: Các vật liệu xây dựng bền vững thường được tạo ra bằng phương pháp không gây ô nhiễm môi trường. Các phương pháp sản xuất vật liệu bền vững đều hạn chế đến tối đa khí thải vào môi trường. Điều này giúp giảm khí nhà kính, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Tầm quan trọng của vật liệu bền vững với xã hội
Ngoài vai trò đối với môi trường, vật liệu bền vững còn có những đóng góp tích cực đối với xã hội như:
- Tạo việc làm và duy trì sự tăng trưởng bền vững: Việc sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững sẽ tạo ra những cơ hội việc làm mới. Điều này có ý nghĩa tích cực giúp giảm tình trạng thất nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững hơn.
- Cải thiện môi trường sống: Ứng dụng nguồn vật liệu bền vững sẽ là nền tảng để cải thiện môi trường sống. Bởi vật liệu bền vững được sử dụng rộng rãi sẽ hạn chế khí thải CO2, phát thải nhà kính. Điều này vô cùng hữu ích đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Các loại vật liệu bền vững phổ biến hiện nay
Ngày càng nhiều loại vật liệu bền vững được phát hiện và đưa ra ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Sau đây là danh sách các loại vật liệu bền vững khá phổ biến hiện nay mà bạn nên tham khảo:
Vật liệu xây dựng bền vững – Rơm
Rơm là vật liệu truyền thống đang được tái khám phá và ứng dụng rộng rãi, đặc biệt tại khu vực Scandinavia. Với lịch sử sử dụng lâu đời trong xây dựng, rơm đang chứng minh giá trị của mình như một giải pháp bền vững cho công trình hiện đại.
Nhờ các túi khí tự nhiên bên trong cọng rơm, vật liệu này giúp giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng. Đồng thời, đây còn là vật liệu hoàn toàn phân hủy sinh học, không gây hại đến môi trường sau khi không còn sử dụng. Rơm cũng rất dễ dàng có thể thu hoạch được sau các vụ mùa, góp phần vào chuỗi cung ứng bền vững.
Gỗ tái chế hoặc thu hồi thân thiện môi trường
Gỗ luôn là vật liệu xây dựng được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ và độ bền cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm toàn cầu, việc sử dụng gỗ sao cho tối ưu, bền vững là điều cần lưu ý. Chính vì thế, gỗ tái chế sau khi thu hồi là nguồn vật liệu bền vững được khuyến khích sử dụng.
Gỗ đã qua sử dụng, chẳng hạn như từ đồ nội thất, sàn nhà, hoặc các công trình cũ, có thể được thu hồi và tái chế để tạo ra các sản phẩm mới, giảm nhu cầu khai thác gỗ mới. Khi được quản lý đúng cách, gỗ có thể là một nguồn tài nguyên tái tạo lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa bảo vệ hệ sinh thái.
Tro bay Ashcrete giảm thiểu CO2
Tro bay (ashcrete) là một vật liệu xây dựng bền vững, được xem như giải pháp thay thế hiệu quả cho xi măng truyền thống. Với nguyên liệu chính là sản phẩm phụ của quá trình đốt than, tro bay không giúp giảm thiểu chi phí và mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
Tro bay có thể tạo ra bê tông chứa tới 97% nguyên liệu tái chế, giúp giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất. Tro được thêm vào bê tông sẽ góp phần giúp cải thiện độ cứng, độ bền, gia tăng tuổi thọ cho các công trình xây dựng. .
Vật liệu bền vững – Sợi nấm
Một trong những loại vật liệu bền vững khác đang trở thành xu hướng là sợi nấm. Vật liệu mới mẻ này được làm từ nấm, đúng hơn là các sợi ở chân nấm. Với ưu điểm là vật liệu hoàn toàn tự nhiên, dễ dàng phân hủy ra môi trường, sợi nấm đang dần trở thành vật liệu đáng chú ý để giảm thiểu ô nhiễm.
Nhờ cấu trúc sợi độc đáo, sợi nấm giúp giữ nhiệt tốt, chống cháy và bảo vệ công trình khỏi các yếu tố thời tiết. Cùng với đó, với trọng lượng nhẹ và khả năng kháng nước, sợi nấm là lựa chọn lý tưởng để ứng dụng trong các công trình xây dựng tương lai.
Len – Vật liệu thân thiện môi trường
Len từ lâu đã được biết đến như một vật liệu cách nhiệt hiệu quả trong ngành xây dựng. Gần đây, sự kết hợp giữa len và polymer tự nhiên từ rong biển đã tạo ra một bước tiến mới, mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
Len được thêm vào gạch giúp tăng độ cứng lên đến 37%, tạo nên vật liệu xây dựng bền chắc và ổn định. Không giống gạch truyền thống, gạch len khô tự nhiên mà không cần qua quá trình nung, giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ. Cùng với đó, nhờ tính chất cách nhiệt tốt, loại vật liệu này là lựa chọn phù hợp để chống chịu thời tiết ẩm ướt và lạnh giá.
Nhựa tái chế giảm ô nhiễm môi trường
Nhựa tái chế đang trở thành một trong những vật liệu xây dựng tiềm năng với nhiều ứng dụng thực tiễn, đặc biệt trong ngành sản xuất bê tông. Khi trộn nhựa tái chế vào bê tông, trọng lượng bê tông sẽ được giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo độ bền tổng thể.
Việc tái chế nhựa thành vật liệu xây dựng góp phần làm giảm rác thải nhựa tại các bãi rác, hạn chế khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên. Không những thế, sự xuất hiện của nhựa tái chế đã mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, góp phần tạo nên môi trường sống bền vững hơn.
Cây gai dầu giảm khí thải carbon
Cây gai dầu, với khả năng tái tạo nhanh chóng đã trở thành nguồn nguyên liệu lý tưởng để sản xuất vật liệu xây dựng bền vững. Một trong những ứng dụng nổi bật của cây gai dầu là sản xuất Hempcrete, loại vật liệu ốp tường và cách nhiệt tự nhiên.
Hempcrete được tạo ra từ sợi gai dầu trộn với vôi, sử dụng để cố định hoặc thêm vào khung gỗ, bê tông làm chức năng cách điện. Cùng với đó, cây gai dầu là loại cây có nhu cầu tưới nước và phân hóa học khá thấp, làm giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Việc ứng dụng Hempcrete cũng giúp giảm tải lượng khí thải cacbon, góp phần bảo vệ môi trường sống. .
Nút bần – Vật liệu tự nhiên, thân thiện môi trường
Một trong những vật liệu xây dựng bền vững được sử dụng rộng rãi hiện nay là nút bần. Vật liệu này có nguồn gốc từ vỏ cây sồi, có khả năng tái tạo cao và hiện đang trở thành lựa chọn cho nhiều công trình.
Bằng cách tước vỏ cây sồi, nén dưới áp suất lớn và nung nóng, nút bần đã được tạo ra để để bảo vệ chai rượu và ốp tường. Cây sồi sau khi tước vỏ vẫn có thể mọc lại nên đây được xem như nguồn nguyên liệu bền vững. Nút bần không thấm nước, chịu nhiệt và có khả năng cách điện khá tốt.
Bên cạnh các loại vật liệu xây dựng bền vững, thế giới xây dựng còn đang chứng kiến sự bùng nổ của các vật liệu sáng tạo trong kiến trúc. Đây là những giải pháp mang tính đột phá về công nghệ và ứng dụng, tạo nên những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng.
Lưu ý khi sử dụng vật liệu xây dựng bền vững
Khi sử dụng vật liệu xây dựng bền vững, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Mỗi loại vật liệu bền vững đều có đặc điểm riêng. Hãy chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế, môi trường sử dụng, và ngân sách của bạn.
- Hãy kiểm tra nguồn gốc của vật liệu để đảm bảo chúng thực sự bền vững, được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường.
- Sau khi hoàn thành vòng đời sử dụng, các vật liệu này nên được tái chế hoặc xử lý đúng cách để tránh tạo ra chất thải không cần thiết.
- Đảm bảo vật liệu được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng và quy định môi trường của khu vực.
Như vậy, bài viết trên của Uy Vũ đã giúp bạn tìm hiểu từ A – Z về khái niệm “vật liệu bền vững là gì?” cùng đặc điểm, vai trò của loại vật liệu này. Đồng thời, danh sách các loại vật liệu bền vững ở trên cũng phần nào giúp bạn tìm được vật liệu phù hợp cho ngôi nhà của mình. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo trên website của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức xây dựng thú vị nhé!