Bê tông nhẹ là một trong những xu hướng vật liệu mới đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Vậy bê tông nhẹ là gì? Có những loại nào? Ứng dụng ra sao? Hãy khám phá những thông tin hữu ích về bê tông nhẹ trong bài viết sau đây của công ty xây dựng nhà Uy Vũ để ứng dụng hiệu quả vào công trình của bạn. 

Bê tông nhẹ là gì? Cấu tạo của bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ là một loại vật liệu xây dựng được tạo ra thông qua các công nghệ đặc biệt như chưng áp suất cao hoặc phối trộn với các nguyên liệu như cốt sợi, hạt xốp EPS, bột nhôm,… Khác với bê tông thông thường có khối lượng từ 2240-2500 kg/m³, loại bê tông mới mẻ này chỉ dao động từ 1200-1900 kg/m³. 

bê tông nhẹ là gì
Bê tông nhẹ được tạo ra bằng công nghệ đặc biệt

Dòng bê tông này có cấu trúc tổ ong đặc biệt với nhiều lỗ rỗng nhỏ liên kết bằng xi măng. Điều này giúp giảm trọng lượng của cốt liệu, giúp xi măng nổi lên mặt nước. Chính vì thế, loại bê tông này còn được gọi với cái tên bê tông siêu nhẹ. 

bê tông siêu nhẹ là gì
Bê tông siêu nhẹ

Bê tông nhẹ được sản xuất từ các vật liệu thô nhẹ, đôi khi thay thế một phần hoặc toàn bộ cốt liệu mịn thông thường. Các nguyên liệu phổ biến bao gồm đá phiến, đất sét hoặc đá phiến nung trong lò quay để tạo cấu trúc xốp. Ngoài ra, các vật liệu khác như xỉ lò cao làm mát bằng không khí cũng là được sử dụng.

Bê tông nhẹ là một trong những dòng vật liệu sáng tạo trong kiến trúc, mang đến những thay đổi mạnh mẽ trong ngành xây dựng. 

Bê tông nhẹ có những loại nào?

Bê tông nhẹ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với đặc thù từng công trình. Sau đây là các phương pháp phân loại phổ biến:

Phân loại bê tông nhẹ theo chất kết dính

Dựa theo chất kết dính, bê tông nhẹ bao gồm các loại: 

  • Bê tông xi măng
  • Bê tông thạch cao
  • Bê tông silicat
  • Bê tông polime
  • Bê tông dùng chất kết dính đặc biệt
  • Bê tông dùng chất kết dính hỗn hợp
phân loại bê tông siêu nhẹ
Phân loại bê tông siêu nhẹ

Phân loại theo cốt liệu

Dựa theo cốt liệu, bê tông nhẹ được phân loại như sau:

  • Bê tông cốt liệu rỗng
  • Bê tông cốt liệu đặc
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt
Phân loại bê tông nhẹ theo cốt liệu
Bê tông siêu nhẹ được phân loại theo cốt liệu

Phân loại bê tông nhẹ theo khối lượng thể tích

Theo khối lượng thể tích, dòng bê tông này bao gồm các loại:

  • Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500 kg/m³.
  • Bê tông nặng: pv = 2.200 kg/m³ đến 2.500 kg/m³.
  • Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800 kg/m³ đến 2.200 kg/m³.
  • Bê tông nhẹ: pv = 500 kg/m³ đến 1.800 kg/m³.
  • Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500 kg/m³.

Bê tông siêu nhẹ cũng là một trong những dòng bê tông mới và được vận dụng rộng rãi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại bê tông khác, hay tham khảo bài viết: Bê tông là gì? Đặc điểm, phân loại & ứng dụng của bê tông

Ưu, nhược điểm của bê tông siêu nhẹ

Sau đây là một số ưu, nhược điểm của bê tông siêu nhẹ mà gia chủ cần tham khảo:

Ưu điểm của bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ đã, đang và sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi trong lĩnh vực xây dựng. Dòng bê tông này sở hữu nhiều ưu điểm để trở thành lựa chọn lý tưởng cho công trình hiện đại như: 

  • Trọng lượng nhẹ nhưng độ bền cao: So với gạch đất nung, trọng lượng của bê tông này chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3. Nếu so sánh với bê tông cốt thép truyền thống, con số này giảm xuống còn 1/4. Loại vật liệu này có độ bền và độ chịu nén tốt, là lựa chọn phù hợp để xây dựng nhà cao tầng và các công trình trên nền đất yếu. 
  • Khả năng cách âm hiệu quả: Cấu trúc bọt khí độc đáo giúp dòng bê tông này hấp thụ và giảm thiểu âm thanh hiệu quả. Khả năng cách âm này mang lại không gian sống yên tĩnh và riêng tư, đặc biệt phù hợp với các công trình như nhà ở, văn phòng hoặc khách sạn. 
  • Cách nhiệt tốt: Hệ số dẫn nhiệt thấp của xi măng nhẹ giúp ngăn chặn nhiệt từ môi trường bên ngoài, tạo hiệu ứng “mùa đông ấm, mùa hè mát”. Không những thế, loại vật liệu này còn chịu được nhiệt độ lên đến 1200 độ C, đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
  • Rút ngắn thời gian thi công: Quá trình thi công với bê tông nhẹ chủ yếu là lắp ghép, không yêu cầu tay nghề quá cao. Ưu điểm này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Các cấu kiện sau khi hoàn thiện có thể sử dụng ngay mà không cần chờ khô hoặc bảo dưỡng như các vật liệu truyền thống.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng: Thời gian thi công nhanh hơn không chỉ giảm chi phí nhân công mà còn hạn chế phát sinh không cần thiết. Hơn nữa, bê tông nhẹ thường kết hợp với nhà khung thép hoặc nhà lắp ghép. Tất cả giúp loại vật liệu này trở thành giải pháp xây dựng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện đại.
Ưu điểm của bê tông nhẹ
Những ưu điểm vượt trội của bê tông siêu nhẹ

Nhược điểm của bê tông nhẹ

Tuy nhiên, cũng như bất cứ vật liệu nào khác, bê tông nhẹ cũng có những nhược điểm đáng chú ý:

  • Yêu cầu quy trình sản xuất chuyên nghiệp: Loại bê tông này yêu cầu quy trình sản xuất đặc thù, sử dụng công nghệ tiên tiến và hệ thống máy móc hiện đại. Điều này khiến số lượng nhà sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn của dòng vật liệu này còn khá hạn chế. 
  • Khả năng chịu nén thấp hơn bê tông truyền thống: Mác bê tông của vật liệu này chỉ đạt từ 2.5 – 7.5 MPa, thấp hơn nhiều so với bê tông nguyên khối. Điều này khiến vật liệu này không phù hợp cho các công trình yêu cầu tường chịu lực cao hoặc giằng mái vào tường trực tiếp. 
  • Yêu cầu sử dụng vữa chuyên dụng: Dù có thể sử dụng vữa thông thường khi thi công bê tông nhẹ, nhưng bạn nên sử dụng vữa chuyên dụng cho bê tông siêu nhẹ để công trình đạt kết quả tốt nhất.
  • Khả năng chống thấm nước còn hạn chế: Nếu bị ngâm trong nước liên tục hơn 12 tiếng, các thành phần bê tông có thể bị thấm nước. Điều này khiến sản phẩm này không phù hợp với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh hoặc khu vực gần mương rạch. 
Nhược điểm bê tông nhẹ trong xây dựng
Bê tông siêu nhẹ cũng có nhiều nhược điểm

Ứng dụng của bê tông nhẹ trong ngành xây dựng

Bê tông nhẹ với những ưu điểm vượt trội đã và đang được ứng dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng. Sau đây là một số ứng dụng của dòng vật liệu mới mẻ này mà gia chủ cần biết: 

  • Xi măng nhẹ có thể được sử dụng làm vật liệu cho các kết cấu bê tông như móng, dầm, cột, sàn,…
  • Xi măng nhẹ thường được áp dụng trong các công trình như xây đập, xây kè, và lát mặt đường, vỉa hè, nơi yêu cầu khả năng chịu lực và chống tác động từ yếu tố môi trường.
  • Xây dựng các bức tường phân vùng trong công trình cấu trúc khung.
  • Xi măng siêu nhẹ thường được dùng làm vật liệu cách nhiệt cho tường.
  • Xi măng nhẹ cũng được áp dụng cho các công trình có kết cấu bao che. 
ứng dụng bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ ngày càng ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng

Lưu ý khi sử dụng bê tông nhẹ trong xây dựng

Để sử dụng bê tông nhẹ hiệu quả hơn trong xây dựng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng vữa thông dụng để đảm bảo hiệu quả công trình tốt nhất.
  • Chọn loại bê tông nhẹ phù hợp với đặc điểm công trình.
  • Chọn nhà cung cấp vật liệu chất lượng.
  • Tránh để tiếp xúc với nước trong thời gian dài bởi đặc tính dễ bị thấm nước
  • Chú ý đến việc bảo dưỡng, bảo trì để đảm bảo tuổi thọ cho công trình. 
lưu ý sử dụng bê tông nhẹ
Cần lưu ý nhiều điều khi sử dụng bê tông siêu nhẹ

Ngoài bê tông siêu nhẹ, gia chủ cũng cần tìm hiểu thêm các vật liệu xây dựng thông dụng khác để lên kế hoạch ngân sách, thi công hoàn chỉnh hơn. 

Bài viết trên của công ty thiết kế xây dựng Uy Vũ đã cùng bạn điểm qua khái niệm bê tông nhẹ là gì cùng cách phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của bê tông siêu nhẹ. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn chọn được vật liệu xây dựng tốt nhất.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *