Đổ bê tông cột đúng kỹ thuật là bước quan trọng để đảm bảo độ bền và sự an toàn cho công trình. Kỹ thuật đổ bê tông cột cần được thực hiện chuẩn từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thành để giúp công trình đạt chất lượng tốt nhất. Hãy cùng công ty thiết kế kiến trúc Uy Vũ tìm hiểu cụ thể hơn về quy trình đổ bê tông cột trong bài viết sau đây. 

Quy trình đổ bê tông cột đúng kỹ thuật 

Khi đổ bê tông cột cần thực hiện đúng theo quy trình để đảm bảo sự vững chắc, an toàn cho công trình thi công. Sau đây là quy trình đổ bê tông chi tiết mà bạn cần tham khảo: 

Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra

  • Bước đầu trong quy trình đổ bê tông cột đúng kỹ thuật gia chủ cần tiến hành chuẩn bị và kiểm tra cốt thép đan đúng kỹ thuật. 
  • Đặc biệt, bạn cần kiểm tra kỹ cốp pha để đảm bảo kín khít, không để bê tông đổ ra ngoài. 
Chuẩn bị và kiểm tra khi đổ bê tông cột
Chuẩn bị và kiểm tra vật tư khi đổ bê tông cột

Bước 2: Tiến hành đổ bê tông cột nhà

  • Xác định chiều cao đổ bê tông và đánh dấu lại để tránh sai sót
  • Tiến hành đổ bê tông liên tục và không ngừng tùy, đầm từng lớp. Trong quá trình đầm cần cẩn thận để không làm sai lệch cốt thép. 
  • Đảm bảo chiều cao rơi của bê tông không quá 1,5 – 2m. Điều này để đảm bảo tránh phân tầng bê tông. 
  • Thực hiện vệ sinh, tưới chất kết dính bám liên kết tại chân cột bằng latex hoặc hồ dầu. 
  • Quét lớp laser sau khi đổ bê tông xong để xác định độ thẳng đứng của cột. 
Nhân công tiến hành đổ bê tông cột đúng kỹ thuật
Tiến hành đổ bê tông cột đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng

Bước 3: Tháo dỡ cốp pha và bảo dưỡng 

  • Sau khi đổ bê tông cọc 24h bạn tiến hành tháo dỡ cốp pha. 
  • Khi tháo dỡ cần thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng sứt mẻ cấu kiện. 
  • Kiểm tra lại cột bê tông đã đổ bằng máy quét laser để đảm bảo độ nghiêng của trụ không vượt quá 5mm. Trong trường hợp trụ nghiên quá giới hạn cho phép thì tiến hành đập bỏ và làm lại. 
  • Tiến hành tưới nước và bảo dưỡng bê tông liên tục trong 2 – 4 ngày. 
Thợ xây tiến hành dỡ cốp pha cột
Tháo dỡ cốp pha cột cẩn thận để tránh sứt mẻ cấu kiện

Để quá trình đổ bê tông cột đạt hiệu quả cao, chất lượng bê tông cốt thép là yếu tố không thể thiếu. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bê tông cốt thép để thực hiện thi công nhà ở đạt chất lượng tốt hơn. 

Các kinh nghiệm đổ bê tông cột không thể bỏ qua

Để đảm bảo đổ bê tông cột đúng kỹ thuật, gia chủ cần tham khảo các kinh nghiệm sau đây: 

  • Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình đổ: dầm dùi, xẻng, bạt che,… 
  • Cỡ đá trong cấp phối bê tông để đổ phải đều 
  • Bê tông cần được đảm bảo trộn đều, đúng tỷ lệ, đúng mác
  • Cốp pha khi thi công phải đảm bảo chắc chắn, kín khít (đặc biệt ở chân cột)
  • Tiến hành dọn dẹp, làm sạch cốp pha và cốt thép trước khi thi công
  • Khi tiến hành đổ bê tông phải đổ liên tục, không tùy tiện dừng đổ nữa chừng. 
  • Đầm dùi bê tông theo phương thẳng đứng. Đặc biệt cần lưu ý đầm từng lớp một cần thận, kết hợp gõ kỹ, đặc biệt ở chân cột (với ván khuôn thép). 

Đổ bê tông cột là bước quan trọng trong quy trình xây dựng phần thô. Đổ bê tông cột cần chắc chắn thì công trình thô mới đảm bảo chất lượng, tuổi thọ trong tương lai. 

Kinh nghiệm đổ bê tông cột đúng cách
Đổ bê tông cột đúng cách để đảm bảo tuổi thọ công trình

Các lỗi thường gặp và cách xử lý sự cố khi đổ bê tông cột 

Khi tiến hành thi công đổ bê tông cột, dù đã chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng nhưng những sự cố có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. Sau đây Uy Vũ sẽ gợi ý cho gia chủ các lỗi thường gặp cùng cách xử lý sự cố đúng cách khi đổ bê tông cột để bạn có giải pháp phù hợp hơn khi gặp các lỗi thi công:

Bung cốp pha gốc khi đổ bê tông

Khi gặp trường hợp bung cốp pha gốc khi đổ bê tông, gia chủ cần tạm ngưng thi công và gia cố. Bạn cần tạm dừng việc đổ bê tông và tiến hành hàn lại để gia cố khu vực bị bung. Tuy nhiên, trong trường hợp bị bùng nặng và không thể gia cố ngay được, gia chủ cần tạm ngưng đổ bê tông tại cột đó và tiến hành tháo cốp pha, vệ sinh sạch sẽ và lắp lại để tiếp tục thi công. 

Cột bê tông bị phình sau khi thi công

Bê tông bị phình cũng là trường hợp thường gặp phải khi đổ bê tông. Nếu độ phình của bê tông dưới 20mm thì phải dừng đổ, tiến hành gia cố và tiếp tục thi công. Trong trường hợp độ phình tăng lên trên 20mm thì có thể sử dụng các máy cắt và đục để bỏ bộ phận bị phình đi, sau đó tiến hành tô trám lại. 

Cột bê tông bị phình khi đổ bê tông cột
Cột bê tông bị phình khá thường gặp trong quá trình đổ bê tông cột

Đổ bê tông cột bị phân tầng

Hiện tượng phân tầng rất phổ biến trong quá trình thi công bê tông. Hiện tượng này xuất hiện là do thi công bê tông cột không có mở cửa ở trên. Vữa bê tông trút xuống miệng cột tự do dẫn đến việc phân tầng. Để khắc phục, bạn có thể ghép hộp cột, đổ vữa xi măng cát xuống trước một lớp dày khoảng 20 – 30 cm, sau đó đổ bê tông như bình thường. 

Cột bê tông bị phân tầng
Cột bê tông bị phân tầng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình

Đổ bê tông cột bị rỗ

Do việc đổ vữa bê tông ở độ cao khá lớn nên gây ra hiện tượng rỗ cột. Để hạn chế, bạn cần cho lớp vữa xi măng theo tỉ lệ xi măng – cát là 1:2 kết hợp dùi kỹ. Đồng thời, khi đầm cột cần đầm theo phương thẳng đứng. Bạn nên sử dụng đầm dùi để đầm, và chiều sâu của một lớp bê tông đầm dùi hoảng 30 – 50cm. Cần đầm kỹ, đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng bê tông cho công trình. 

Cột bê tông bị rỗ sau khi đổ bê tông
Cột bê tông bị rỗ do đổ bê tông ở độ cao quá lớn

Để các cột bê tông được liên kết với nhau một cách chắc chắn, hiệu quả thì đà kiềng là phần không thể thiếu. Xem thêm bài viết: Đà kiềng là gì

Như vậy qua bài viết trên của Kiến trúc Uy Vũ có lẽ phần nào đã giúp bạn nắm được cách đổ bê tông cột đúng kỹ thuật. Và để đảm bảo việc thi công bê tông đạt tiêu chuẩn, bạn nên tìm đến các đơn vị thi công chất lượng cao. Kiến trúc Uy Vũ tự hào là đơn vị thi công nhà chất lượng hàng đầu. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage để được tư vấn chi tiết nhé! 

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *