Cúng nhập trạch nhà mới (lễ cúng nhà mới) – là một trong những nghi lễ quan trọng được nhiều gia chủ quan tâm khi chuyển về ở tại một ngôi nhà, địa điểm mới. Cùng tìm hiểu xem nghi lễ này có ý nghĩa như thế nào cũng như những thủ tục, lưu ý để hoàn thành nghi lễ một cách đầy đủ và đúng nhất. Tham khảo ngay cùng Kiến trúc Uy Vũ nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này nhé!

Nhập trạch là gì?

Lễ cúng nhập trạch nhà mới hay lễ cúng nhà mới, là nghi lễ rất quan trọng theo quan niệm của ông cha ta từ xưa đến nay. Làm lễ cúng về nhà mới hay “nhập trạch” được coi như việc trình báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà cùng gia quyến sẽ dọn về ở tại nơi làm lễ. Mong các vị quan, thần linh và gia tiên cai quản khu vực đó phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạtthịnh vượng.

Lễ Nhập trạch
Lễ Nhập trạch

Lễ nhập trạch không chỉ đơn thuần là một nghi lễ diễn ra trong gia đình, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tôn trọng và kết nối với môi trường tự nhiên và các thực thể linh thiêng. Nó tạo ra một sự gắn kết giữa con người, địa phương và văn hóa truyền thống, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và nhận thức về sự hỗ trợ và bảo hộ từ các thần linh và thổ địa.     

Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch nhà mới

Dân gian xưa có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”, nghĩa là mỗi một vùng đất đều sẽ có những chư vị thần linh, có tổ tiên cư trú và trông giữ. Do vậy, chuyển nhà sang một vùng đất mới cần phải hành lễ với mục đích báo cáo, xin phép thần linh cùng tổ tiên. Việc báo cáo này là nhằm “đầu xuôi đuôi lọt”, là giúp cho cuộc sống và công việc thuận lợi, suôn sẻ.

Ngoài ra, vì gia tiên và Ông Địa – Thần Tài đang được thờ cúng tại nơi ở cũ. Do vậy, khi chuyển về nhà mới thì cúng nhập trạch nhà mới cũng mang ý nghĩa thông báo, xin phép họ để chuyển họ sang nơi thờ cúng mới. Với mong ước được chở che, phù hộ và mang tới tài lộc cho gia chủ.

Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch nhà mới
Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch nhà mới

Lễ cúng nhập trạch nhà mới mang ý nghĩa tạo ra một không gian mới, trong đó gia chủ mới có thể tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Các bước lễ cúng nhập trạch nhà mới được thực hiện nhằm đảm bảo rằng ngôi nhà mới sẽ tràn đầy bình an, may mắn và thịnh vượng.Trong quá trình cúng nhập trạch nhà mới, gia đình tôn kính và cầu nguyện để nhờ sự phù hộ của các vị thần và linh thiêng. Điều này mang lại sự yên bình và may mắn cho gia chủ, đồng thời tạo ra một tâm linh tích cực và một tinh thần hân hoan trong ngôi nhà mới.

Lễ cúng nhập trạch nhà mới không chỉ là một nghi thức truyền thống, mà còn là một cách để tôn trọng và thiết lập mối quan hệ với thế giới tâm linh và các thực thể siêu nhiên. Nó cũng thể hiện lòng biết ơn và sự nhận thức về sự hỗ trợ và bảo hộ từ các vị thần và linh thiêng. Tổ chức lễ cúng nhập trạch nhà mới là một cách để khởi đầu mới một giai đoạn cuộc sống và tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển và hạnh phúc của gia đình.

Lễ nhập trạch nhà mới

Từ ngàn xưa, ngày tốt và ngày xấu đã in sâu trong tâm trí của người Việt ta. Ngay cả viên quan được mời nhậm chức tới những nông dân chuẩn bị sắm trâu, ai cũng cố lựa chọn lấy một ngày được coi là tốt lành, trước là để gửi gắm lòng tin về thần linh, sau là ổn định tinh thần để thực hiện nhiệm vụ. Việc chọn ngày cúng nhập trạch nhà mới cũng không phải ngoại lệ.

Cách chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Cách chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch
Cách chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Có 4 nguyên tắc chính mà chủ nhà phải chú ý khi chọn ngày cúng nhập trạch nhà mới để đem lại vận khí tốt cho gia đình.

Thứ nhất là chọn ngày hoàng đạo:

Ngày hoàng đạo theo quan niệm dân gian là những ngày có được các vị thần may mắn bảo vệ. Do đó, gia đình cũng gặp rất nhiều suôn sẻ, thuận lợi khi dọn đến nhà mới trong tương lai. Xem ngày nhập trạch không những giúp chọn được ngày giờ đẹp chuyển về nhà mới mà còn chọn ngày giờ xuất hànhđộng thổdọn nhà, … Cách xem  cũng là cách sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Thứ hai là chọn ngày cúng nhập trạch nhà mới theo Ngũ Hành

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ là ngũ hành trong phòng thủy trước nay. Những hành này sẽ được tính theo mệnh tương ứng với tuổi của gia chủ. Mà bản mệnh sẽ được tính theo mệnh của người đại diện. Ngoài ra, với ý nghĩa kim tiền, tài lộc, vàng bạc vào như nước, ngày cúng nhập trạch nhà mới người ta thường ưu tiên chọn theo hành thủy hoặc hành kim. Bên cạnh đó cũng tránh ngày có hành hoả để dọn nhà, hạn chế tối đa những mâu thuẫnbất hoà xảy ra.

Thứ ba là chọn ngày nhập trạch theo tuổi

Nguyên tắc này tương tự như ngũ hành, kết hợp với nhiều yếu tố khác. Thế nên gia chủ nên tìm những người có kinh nghiệm để có thể đưa ra những lựa chọn chính xác, vì đây là nguyên tắc yêu cầu những hiểu biết sâu về phong thủy.

Để có thể lựa chọn được ngàycúng nhập trạch nhà mới đẹp theo tuổi, người ta thường sẽ mời thầy phong thuỷ tới coi hộ, điều này đem đến độ chính xác cao cho ngày, giờ nhập liệu, đi đôi với điều này là gia chủ phải có sự đầu tư về thời gian và hiện vật.

Thứ tư là tránh ngày xấu

Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14 và 23 âm lịch), ngày Tam Nương (mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch). Ngoài ra còn tránh tháng 7 Cô Hồn hoặc mùng 1 đầu tháng và rằm ngày 15 âm lịch… là những ngày mà ông bà ta quan niệm là xấu, không hợp để nhập gia, cưới hỏi. Ở nguyên tắc này, người ta sẽ chọn ngày dựa trên việc tránh các ngày xấu nhất định trong tháng.

Thứ năm là chọn theo hướng nhà

Theo nguyên tắc này bạn cần chú tâm vào hướng nhà để cân nhắc chọn ngày cho phù hợp:

  • Nhà hướng Đông bạn nên loại trừ các ngày Tam hợp Kim như Sửu, Tỵ, Dậu.
  • Nhà hướng Tây cũng nên tránh ngày Tam hợp Mộc là Mão, Mùi, Hợi.
  • Nhà hướng Nam nên loại trừ ngày Tam hợp Thuỷ là Tý, Thìn, Thân.
  • Nhà hướng Bắc thì nên tránh đi ngày tam hợp Hoả gồm Dần, Ngọ, Tuất.

Mâm lễ cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Và đặt ở đâu?

Mâm cúng nhập trạch nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng bởi vậy mâm cúng cần đầy đủ các lễ phẩm gồm thức ăn, hương hoa, ngũ quả. Có thể bày riêng biệt các lễ phẩm trên vào ba mâm khác nhau hoặc bày chung vào một mâm lớn.

Mâm lễ cúng nhập trạch
Mâm lễ cúng nhập trạch
  • Về ngũ quả:

Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau, hãy lựa chọn những trái cây ngonđẹp mắt theo phong thái trang trí. Có thể sử dụng các trái cây gồm chuốidưa hấubưởi, cam, quíthồngtáolựunhotáo, v.v.
Sắp xếp trái cây trên mâm cúng thật đẹp mắt và ngăn nắp. Có thể sắp xếp theo cách truyền thống hoặc theo ý thích của gia chủ.

  • Về hương hoa:

Chuẩn bị một bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa sen, hoa lan, hoa ly, hoa mẫu đơn, hoa dạ yến, v.v. Đặt bình hoa tươi lên mâm lễ, có thể đặt ở trung tâm hoặc tại một vị trí tương đối trọng yếu trên mâm.

  • Mâm cơm

Theo phong tục địa phương, vùng miền mà mâm cúng nhập trạch có thể được chuẩn bị khác nhau, nhưng chủ yếu có hai loại chính: có thể là mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay. Với mâm cúng mặn có thể chuẩn bị những món như heo luộc, vịt luộc, giò lụa hấp, trứng cút luộc, xôi, chè, cháo. .. Với mâm ăn chay có thể chuẩn bị những món bao gồm đậu phụ chiên, rau xanh xào, canh chua chay, bún đậu hũxôi. ..

  • Vị trí đặt mâm lễ vật cúng nhập trạch nhà mới

Sau khi đã sắm sửa xong lễ vật và mâm cúng về nhà mới, gia chủ sẽ đặt ở trung tâm căn nhà. Đây cũng là vị trí có vận khí đẹp nhất và vượng nhất. Với những gia đình có thiết kế phòng thờ cúng riêng biệt thì có thể đặt mâm cúng ở trên bàn thờ. Dù đặt mâm cúng về nhà mới ở đâu cũng cần đảm bảo khu vực thờ cúng sạch sẽ và thông thoáng.

Thủ tục làm lễ nhập trạch chi tiết và đầy đủ nhất

Làm thế nào để có một mâm cúng nhập trạch nhà mới đúng nguyên tắc và đem đến vận may, tài lộc cho gia chủ? Hãy cùng tham khảo các bước làm lễ nhập trạch đúng và đầy đủ.

Các bước làm lễ nhập trạch nhà mới

Thủ tục làm lễ nhập trạch
Thủ tục làm lễ nhập trạch

Khi đã đến giờ hoàng đạo, mâm cúng về nhà mới sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

  1. Đốt lò than và đặt ngay vị trí cửa ra vào.
  2. Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên, chú ý chân trái đi trước rồi mới tới chân phải theo sau. Tay gia chủ cần theo bát hương và bài vị gia tiên.
  3. Các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua lò than, tay cầm các đồ vật phong thủy may mắn đã chuẩn bị trước đó.
  4. Gia chủ ngay khi bước vào nhà thì bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa của ngôi nhà nhằm khai thông vận khí, đánh thức ngôi nhà. Cùng lúc này các thành viên khác trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ địa, bày mâm cúng nhập trạch ở giữa nhà và hướng về phía hợp với mệnh của gia chủ.
  5. Tiếp đến, gia chủ thắp hương và đọc bài cúng về nhà mới. Đọc văn khấn thần linh trước, văn khấn gia tiên đọc sau. Trong lúc đó, các thành viên còn lại của gia đình chắp tay nghiêm trang và đứng ở một nơi.
  6. Sau khi đã đọc bài văn khấn, gia chủ sẽ bật bếp lên đun nước pha trà. Tốt nhất nên để nước sôi khoảng 5 – 7 phút rồi mới tắt bếp. Trà sau khi pha sẽ được dâng lên mâm cúng và mời mọi người trong nhà cùng thưởng thức. Việc này có ý nghĩa trừ tàtăng sinh khí cho căn nhà mới.
  7. Đợi khi nhang sắp cháy tàn mới tiến hành hoá vàng, hoặc dùng rượu trắng rưới lên tàn tro.
  8. Gia chủ nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân.
  9. Lúc này lễ cúng vào nhà mới xem như đã xong, các thành viên trong gia đình có thể đem đồ đạc vào trong nhà và sắp đặt lại như ý muốn.
  10. Sau khi đã dọn dẹp đồ đạc xong xuôi gia đình cần phải làm lễ tạ Phật, các vị thần linh và tổ tiên để gia trang được yên ổnbình an. Với lễ này chỉ cần chắp tay và lạy 3 vái trước bàn thờ là được.

Văn khấn nhập trạch nhà mới xây

Nam Mô A Di Đà Phật! (đọc lặp lại 3 lần)Con xin kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Ngũ Phương – Ngũ Thổ – Long Mạch – Tài Thần – Định Phúc Táo Quân – Chư vị tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Thần Linh đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay là ngày …tháng..năm …, tháng … năm … Âm lịch

  • Con tên là:……….., sinh năm….. (năm âm lịch, ví dụ Canh Tuất 1970, Tân Dậu 1981, …)
  • Ngụ tại: (Địa chỉ nơi ở của người đọc văn khấn)
  • Hiện đang giữ chức vụ: ( Chức vụ người đọc văn khẩn)
  • Công tác tại: (Tên cơ quan)

Nay con chọn được ngày lành, sắm sửa đầy đủ lễ nghi, bày biện hương hoa củng lễ vật, thành tâm cúng dâng trước án. Thưa rằng con vừa xây cất được (*) một ngôi hàng tại nơi này là …(địa chỉ nhà mới). Ngày hôm nay, tín chủ con cùng toàn thể nhân viên xin được nhập trạch và khai trương công việc, phục vụ nhân sinh, cúi mong bề trên soi xét.

Con xin thành tâm kính mời các vị: Quan Đương niên – Quan Đương cảnh – Quan Thần Linh Thổ Địa – Định phúc Táo quân – các ngài Địa chúa long mạch Tôn thần cùng với mọi vị Thần Linh cai quản chốn này linh thiêng quy tụ nơi đây, giảng hiện trước hương án con bày biện để thụ hưởng lễ vật và chứng giám cho lòng thành của chúng con.

Cầu xin cho chúng con công việc hanh thông, hưởng những điều tốt đẹp, làm ăn thuận lợi, hướng sáng, xa tối, khang thái, an ninh và bình an. Con cũng xin mời các vị Tiền chủ Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc tại khu vực này tới đây cùng thụ hưởng các lễ vật, chứng kiến lòng thành, phù hộ độ trì cho chúng con đề tài lộc mang về, thuận trên yên dưới, điều lành mang đến điều dữ mang đi, làm ăn phát đạt, nhân khang vật thịnh.

Chúng con trước án xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chư vị thần linh phủ hộ độ số ba. Nam Mô A Di Đà Phật! (đọc lại 3 lần)

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng nhập trạch nhà mới

Khi làm mâm cúng về nhà mới, có một số lưu ý cần phải ghi nhớ để mọi việc được hanh thông và thuận lợi gồm:

  • Thời gian chuyển nhà tốt nhất cúng chuyển vào nhà mới. Là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc khi mặt trời vừa mọckhông chuyển nhà vào buổi tối.
  • Nếu làm lễ cúng về nhà mới chỉ lấy ngày, không chuyển đồ đạc vào ngay thì sau khi xong việc gia chủ nên nghỉ lại một đêm ở nhà mới. Trong thời gian chờ nhập trạch nhà, nên thường xuyên đến thắp nhang và quét dọn nhằm tăng sinh khí cho căn nhà.
  • Khi làm mâm cúng về nhà mới đối với nhà chung cư nên hỏi  có được phép đốt lò than hay không. Thông thường nhà chung cư cần phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy nên sẽ không cho phép đốt lò than. Khi đó bạn có thể bỏ qua công đoạn này, việc lược bỏ này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình làm mâm cúng về nhà mới nên bạn hoàn toàn an tâm.
  • Trong buổi lễ cúng nhập trạch nhà mới, nếu muốn xua đuổi tà khí và tẩy uế cho căn nhà, vệ sinh toàn bộ ngôi nhà, để không khí thông thoáng thì bạn chỉ cần mua một số thảo dược, trầm hương về đốt hoặc xông khắp nhà, trừ các ngóc ngách và chỗ ẩm ướt.
  • Phụ nữ mang thai không nên tham dự buổi lễ cúng nhập trạch nhà mới. Trong trường hợp cần thiết thì người phụ nữ phải chuẩn bị một chiếc chổi mới quét dọn sạch sẽ mọi thứ trong nhà trước khi di chuyển.
  • Khi vào nhà mới vật đầu tiên mang vào nhà thường chiếu hoặc đệm đang sử dụng. Sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu). Không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức là chỉ có nhiệt độ chứ không có ngọn lửa), chổi quét nhà, nướcmuối. .. và chuẩn bị lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch. Và xin phép được thỉnh vong linh Tổ tiên về ngôi nhà mới để thờ cúng.
  • Sau khi Gia chủ khấn Thần linh xong thì làm lễ cáo yết Gia tiên rồi gia đình mới dọn dẹp đồ đạc.
  • Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, gia chủ cũng nên lưu ý một vài điều sau nếu không muốn rước những điều xấu vào nhà khi làm lễ cúng nhập trạch nhà mới:

  • Làm lễ phù hợp với giờ đẹp, ngày tốt. Không nên bỏ lỡ cơ hội tốt.
  • Không mang những đồ vật cũ vào nhà mới, không đi chân đất.
  • Tránh việc “rước hổ vào nhà”, quan niệm dân gian khuyên rằng, người tuổi Dần (ngoài gia chủ) không nên vào nhà mới.
  • Không nên ngủ trưa ở nhà mới, không để rơi đổ vỡ đồ vật khi vào nhà mới.
  • Không cãi vã trong ngày dọn đến nhà mới. Không mời khách vào ngày hành lễ tránh làm phật ý tổ tiên và thần linh.

Hy vọng với những gợi ý của Kiến trúc Uy Vũ gia chủ sẽ phần nào hiểu hơn trong việc làm lễ cúng nhập trạch nhà mới. Một nghi lễ quan trọng thực hiện tốt mở đầu cho những thuận lợi về sau của gia đình. Bên cạnh đó, nếu các gia chủ đang tìm đơn vị uy tín để gửi gắn cho căn nhà mới của mình hãy liên hệ ngay với Kiến trúc Uy Vũ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Uy Vũ luôn sẵn lòng hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng nhằm mang đến giải pháp tối ưu nhất cho không gian sống của riêng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *