Móng bè là gì? Đó là câu hỏi của nhiều gia chủ khi bắt đầu tiến hành lựa chọn móng thi công cho công trình. Trong bài viết này, công ty xây dựng nhà Uy Vũ sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin chi tiết nhất về khái niệm, cấu tạo, phân loại cùng ứng dụng của móng bè.
Móng bè là gì?
Móng bè là gì? Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, là một loại móng nông, được sử dụng để thi công trên nền đất yếu, giúp phân tán đều tải trọng của công trình trên diện tích rộng. Loại móng này thường được ứng dụng trong các công trình xây dựng có tải trọng lớn và trên những khu vực có nền đất không đồng đều hoặc yếu, đảm bảo độ bền ngôi nhà theo thời gian.
Ngoài móng bè, bạn cũng có thể ứng dụng các loại móng khác cho công trình của mình. Bạn có thể theo dõi thêm bài viết móng nhà là gì để biết thêm về các loại móng nhà phổ biến nhé!
Móng bè có cấu tạo như thế nào?
Móng bè được cấu tạo từ:
- Lớp bê tông lót móng: Được đổ với độ dày trung bình khoảng 100mm. Lớp bê tông lót móng này giúp phân tán lực và tạo nền vững chắc cho móng. Độ dày của lớp bê tông phụ thuộc vào thiết kế móng toàn diện trên nền đất yếu.
- Dầm móng toàn diện: Các dầm móng có kích thước khoảng 300x700mm.
- Thép dầm móng: Thép dầm móng sử dụng thép dọc phổ thông với đường kính 6Φ (20-22mm) và thép đai Φ8a150.
- Thép bản móng: Được sử dụng 2 lớp thép Φ12a200 để gia tăng độ bền và khả năng chịu tải trọng cho bản móng.
Các loại móng bè phổ biến nhất
Loại móng này thường được phân thành 4 loại chính, mỗi loại có những ưu, nhược điểm khác nhau như:
Móng bè bản phẳng
Loại móng này phù hợp cho các công trình có bước cột hay khoảng cách giữa các cột không quá 9m và tải trọng của các cột không quá 1000 tấn.
Móng bè có sườn
Có hai dạng móng bè có sườn: sườn nằm dưới với tiết diện ngang và sườn nằm ở trên bản. Dạng móng này được sử dụng khi khoảng cách giữa các cột lớn hơn 9m và tải trọng của các cột cũng lớn hơn. Móng này giúp chịu được tải trọng cao và đảm bảo sự ổn định tốt hơn cho công trình.
Móng bè kiểu hộp
Loại móng này có tác dụng phân bố lực đồng đều lên nền đất, giúp nhận và phân tán lực tác động từ trên xuống. Loại móng này phù hợp cho các ngôi nhà có kết cấu khung chịu lực, thường được sử dụng trong các công trình có nhiều tầng.
Móng bè sàn nấm
Ít thông dụng hơn các loại móng khác, móng bè sàn nấm được thiết kế để phù hợp cho những công trình có độ uốn lớn.
Tiêu chuẩn thi công móng bè đúng kỹ thuật
Để quá trình thi công móng bè đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải hiểu biết về các tiêu chuẩn thi công. Sau đây là các tiêu chuẩn thi công móng đúng kỹ thuật gia chủ cần biết:
- Bản phẳng: Được áp dụng khi khoảng cách giữa các cột l < 9m và trọng tải của mỗi cột không vượt quá 1.000 tấn. Đồng thời, chiều dài của bảng e = (⅙)l.
- Bản vòm ngược: Bản này thường được sử dụng nhiều khi công trình có độ uốn lớn. Với những công trình nhỏ, bản vòm có thể được xây dựng bằng gạch đá hoặc bê tông. Chiều dài của bản vòm được tính theo công thức e=(0.032 l + 0.03)m và độ võng là f=1,7 l ~ 1/10 l.
- Kiểu có sườn: Loại móng này cấu tạo với hai kiểu sườn: sườn nằm dưới có tiết diện hình thang, giúp chống trượt tốt, có độ gia tăng về chiều hướng và sườn nằm trên bản.
- Kiểu hộp: Loại móng này phân bố lực đều lên nền đất, tuy nhiên, lực tác động chủ yếu vào các khu vực có sự tập trung tải trọng. Móng kiểu hộp thường được sử dụng cho các công trình có kết cấu khung chịu lực tốt và độ cứng cao, nhưng trọng lượng khá nhẹ.
Khi nào nên sử dụng móng bè?
Móng bè thường được sử dụng tại:
- Địa điểm mà nền đất có lớp địa tầng dày, ổn định và không bị lún quá mức.
- Với đặc điểm thuộc loại móng nông, móng phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ, chiều cao từ 1-5 tầng, giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công.
- Móng là lựa chọn lý tưởng cho những nơi có mật độ xây dựng thấp, không bị ảnh hưởng bởi các công trình lân cận.
- Loại móng này cũng là lựa chọn phù hợp cho các công trình có tầng hầm, bể nước ngầm và hồ bơi. Lúc này, móng bè vừa là móng, vừa là đáy tầng hầm hoặc bể nước.
Những lưu ý khi sử dụng móng bè bạn cần biết
Sau khi nắm được móng bè là gì cùng cấu tạo, phân loại, tiêu chuẩn thi công, tiếp theo bạn cần biết được các lưu ý khi thi công móng bè:
- Chất lượng bê tông: Sử dụng bê tông có độ kết dính cao, không bị rỗng hoặc lún trong quá trình thi công nhằm đảm bảo khả năng chịu lực tối ưu.
- Kiểm tra nền đất: Đảm bảo phần đất thi công có độ ổn định, tránh hiện tượng lún không đều, giúp công trình giữ được sự cân đối và chắc chắn.
- Đổ bê tông theo từng khối: Chia nhỏ khối lượng bê tông để đổ từng phần, đồng thời xử lý cẩn thận các khớp nối sau thi công nhằm duy trì tính liên kết và khả năng chịu lực của móng.
- Sắp xếp hợp lý phần cọc: Đặt cọc tại các vị trí tối ưu để đảm bảo việc truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp gia tăng tuổi thọ và độ bền cho công trình.
Đọc thêm bài viết: Móng đơn là gì? Cấu tạo & quy trình thi công chi tiết
Bài viết trên của công ty kiến trúc Uy Vũ đã giới thiệu đến gia chủ móng bè là gì cùng các thông tin có liên quan đến móng bè. Mong rằng bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích và lựa chọn được loại móng thi công phù hợp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về quá trình thi công móng, vui lòng liên hệ chúng tôi tại đây để được tư vấn nhé!