Ngũ hành tương sinh là một phần quan trọng tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống của con người. Bởi lẽ việc nắm vững ngũ hành tương sinh sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và cách tương tác với môi trường tự nhiên hơn. Bên cạnh đó nó còn mở ra cánh cửa cho tư duy sâu sắc về định hình số phận và con đường phát triển cá nhân. Vậy nên ngay bây giờ, hãy cùng Kiến trúc Uy Vũ tìm hiểu thêm thông tin về triết lý ngũ hành tương sinh nhé.
Ngũ hành là gì? Ứng dụng ngũ hành trong phong thủy nhà ở
Ngũ hành là một khái niệm trong phong thủy và triết học Trung Quốc, dựa trên quan niệm về sự tương tác và cân bằng giữa năm yếu tố cơ bản của tự nhiên. Các yếu tố ngũ hành được áp dụng trong phong thủy nhà ở nhằm tạo ra sự cân bằng, hài hòa và tăng cường năng lượng tích cực.
Ngũ hành là gì?
Theo triết học Trung Hoa Cổ đại, quan niệm ngũ hành được cấu thành từ 5 yếu tố cơ bản đó là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Trong điều kiện môi trường thiên nhiên, thì 5 yếu tố này sẽ tương tác và chi phối lẫn nhau để hình thành nên vạn vật. Và cho đến thời điểm ngày nay, ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình vận động và phát triển đời sống của mỗi cá nhân. Mọi vật đều sẽ được sinh ra, tiến hoá, đạt đỉnh, suy tàn và kết thúc.
Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật về mối quan hệ tương sinh, xung khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố trên cùng tồn tại song song, dựa trên sự tác động qua lại với nhau. Các mối quan hệ tồn tại vừa song hành, vừa đối lập với nhau, nhưng đều phát triển và biểu hiện quy luật vận động của vũ trụ.
- Nước đại diện cho Thủy.
- Cây đại diện cho Mộc.
- Lửa đại diện cho Hỏa.
- Đất đại diện cho Thổ.
- Kim loại đại diện cho Kim.
Đặc tính của ngũ hành là gì?
Trước sự vận động của đời sống, mọi thứ trong vũ trụ sẽ không bị mất đi mà sẽ biến đổi từ thể này sang thể khác mà vẫn đảm bảo sự cân bằng trong vũ trụ. Và theo học thuyết ngũ hành, toàn bộ các vật chất trong vũ trụ cũng phải trải qua sự chuyển động và thay đổi không ngừng nghỉ.
Các nguyên tố trong ngũ hành cũng theo đó mà có những đặc tính riêng:
- Lưu hành: Tất cả các vật chất thiên nhiên luôn được kích thích bởi sức mạnh của ngũ hành mà chuyển động và biến đổi. Ví dụ như nước luôn chảy từ nơi cao đến chỗ thấp, cây cối thì luôn hướng về phía có bóng râm.
- Luân chuyển: Mọi vật chất đều có thể thay đổi về lượng. Ví dụ, nếu cho thêm củi vào lửa, lửa sẽ cháy lớn hơn nữa. Cây cối cũng sẽ hút nước mà sinh sôi mãnh liệt hơn nữa. Sự biến đổi là bản chất của ngũ hành.
- Biến đổi: Tất cả các vật chất sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu cây bị thiêu rụi, nó sẽ chết và hoá thành tro hay bụi để trở về với đất.
Quy luật ngũ hành trong thiết kế nhà ở
Các yếu tố trong ngũ hành sẽ có sự tác động lẫn nhau, từ đó xuất hiện hai mối quan hệ là tương sinh và tương khắc. Nó có nghĩa là trong sinh có khắc và trong khắc thì có sinh. Điều này cũng vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nhà ở. Cùng tìm hiểu về quy luật ngũ hành tương sinh trong thiết kế nhà ở ngay nhé.
Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh sẽ là một yếu tố bổ trợ, kích thích các yếu tố còn lại phát triển. Tuy nhiên, ngũ hành tương sinh không phải lúc nào cũng tốt, bởi vì khi một thứ phát triển quá nhiều thì sẽ làm bất lợi cho cuộc sống. Ví dụ như đốt củi đem lại nguồn nhiệt độ sưởi ấm cơ thể, tuy nhiên khi đốt quá nóng khiến ngọn lửa bùng cháy lớn gây hoả hoạn, làm nguy hiểm đến cuộc sống con người. Đó chính là phản sinh.
Trong quy luật tương sinh của ngũ hành sẽ hai đối tượng là cái sinh và cái được sinh. Cụ thể:
- Thổ sinh Kim: Nằm sâu trong lòng đất mà kim loại sáng bóng.
- Kim sinh Thuỷ: Kim loại không phải lúc nào cũng rắn chắc mà sẽ từ từ biến mất thành dạng lỏng khi đạt nhiệt độ nhất định.
- Thuỷ sinh Mộc: Nước là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sự sống và kích thích quá trình phát triển của cây trồng..
- Mộc sinh Hoả: Cây khô cần lửa để quang hợp và tạo nên lửa.
- Hoả sinh Thổ: Lửa có thể thiêu đốt gần như mọi thứ, nếu đủ mạnh sẽ để lại chỉ còn là tro tàn rồi quay về với đất.
Theo quy luật ngũ hành tương sinh có hai phương diện. Một là cái sinh ra nó, hai là cái nó sinh ra (thường được gọi là mẫu và tử). Nguyên lý của quy luật:
- Mộc sinh Hoả: Cây khô khi đốt sẽ tạo ra lửa, Mộc trở thành nhiên liệu đốt cháy.
- Hoả sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi vật trở thành tro bụi, tro bụi quay trở về với đất.
- Thổ sinh Kim: như ta đã biết kim loại, quặng phát sinh từ trong đất.
- Kim sinh Thuỷ: Kim loại nếu bị nung nóng chảy với nhiệt độ cao sẽ sinh ra kim loại dạng lỏng.
- Thuỷ sinh Mộc: Nước nuôi dưỡng sự sinh trưởng của cây cối.
Quy luật ngũ hành tam hợp trong 12 con giáp
12 con giáp theo phong thuỷ bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 3 con giáp với những nét tính cách riêng biệt, tương đồng và hoà hợp với nhau được gọi là tam hợp.
Tam hợp là một dạng “minh hợp” – nghĩa là sự hoà hợp được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể trong một mối quan hệ. Những con giáp thuộc tam hợp thường sẽ chung sống hoà hợp với nhau bởi chúng có tính cách tương đồng, chung chí hướng, lí tưởng. Đặc biệt, mối quan hệ giữa những người có tuổi tam hợp thường sẽ phát triển trở thành vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp…
Ngũ hành tương khắc
Trong mối quan hệ tương khắc của ngũ hành tương sinh, sẽ tồn tại hai đối tượng là cái khắc và cái chịu khắc. Quy luật cụ thể:
- Thổ khắc Thuỷ: Đất cao thì cản nước, đất mềm xốp thì lại hút nước còn đất đá cứng cản trở luôn dòng chảy.
- Thuỷ khắc Hoả: Dùng nước có thể dập tắt cả đám cháy.
- Hoả khắc Kim: Lửa đủ mạnh sẽ toả ra nhiệt độ cao đủ để nung chảy cả kim loại rắn chắc.
- Kim khắc Mộc: Kim loại tạo thành công cụ sắc bén như dao để chẻ củi hay búa để chặt gỗ
- Mộc khắc Thổ: Cây cối hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất để lớn lên nhưng nếu đất không được bồi đắp thì sẽ nhanh chóng cằn cỗi.
Ngũ hành tương sinh theo mệnh gia chủ
Mỗi người ngay từ khi sinh ra đã gắn với một “mệnh” nhất đinh và mỗi một mệnh đều có các đặc điểm, tính chất riêng biệt.
Ngũ hành tương sinh cho gia chủ mệnh Kim
Trong thuyết ngũ hành tương sinh, Kim là yếu tố đứng thứ tư, tượng trưng cho trí tuệ, sự tinh tế sắc sảo. Khi tích cực, mệnh Kim mang đến sự ấm cúng, dịu dàng, giúp con người trở nên vui tươi, phấn chấn. Khi tiêu cực, Kim sẽ mang đến những điều phiền muộn, đau khổ. Vạn vật thuộc hành Kim bao gồm: kim loại, sắt, vàng, bạc, đồng hồ, màu trắng ánh kim, xám, bạc.
Những nét tính cách điển hình của người mệnh Kim đó là ý chí, quyết tâm. kiên định. Họ thường đặt ra nhiều mục tiêu trong cuộc đời và luôn nỗ lực hết sức mình để chinh phục tiền tài, danh vọng. Những người mang mệnh Kim có khả năng lãnh đạo tốt, khéo léo ăn nói, ứng xử với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc họ cũng hơi cứng nhắc, khô khan, ít ý tưởng sáng tạo.
Ngũ hành tương sinh cho gia chủ mệnh Mộc
Mộc chỉ đến sự sinh sôi, nảy nở của hoa lá, cây cỏ. Những người mệnh Mộc sẽ luôn tràn đầy sức sống mạnh mẽ, nhiệt huyết và lòng hiếu khách. Họ thường có nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ, muốn kết giao, làm quen với tất cả mọi người xung quanh, sẵn lòng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhược điểm xuất hiện là họ hay nổi nóng, không kiểm soát tốt tâm trạng, không kiên trì.
Vạn vật thuộc hành Mộc bao gồm cây cỏ, các loài thảo mộc, đồ dùng bằng gỗ, giấy, màu xanh lá cây, tranh phong cảnh.
Ngũ hành tương sinh cho gia chủ mệnh Thủy
Thuỷ là nguồn nước nuôi dưỡng, giúp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở. Hành Thuỷ sẽ gồm: sông ngòi, ao hồ, đài phun nước, bể cá cảnh, tranh về nước, gương soi, kính có màu xanh dương, đen.
Những người mệnh Thuỷ sẽ có những đặc điểm sau: có tài ăn nói, ứng xử khéo léo. Họ đặc biệt giỏi trong việc thuyết phục người khác và có rất nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp, gắn bó. Mệnh Thuỷ thường được khen ngợi là người dễ đồng cảm, sẵn lòng giúp đỡ, san sẻ với khó khăn của người khác. Tuy nhiên, sẽ có đôi lúc họ quá nhạy cảm gây rất nhiều lo lắng, bất an.
Ngũ hành tương sinh cho gia chủ mệnh Hỏa
Hỏa chỉ sức nóng của lửa, ngọn lửa ấy có thể mang đến sự bình yên, chiếu sáng những góc tối u ám hoặc cũng có thể bùng nổ huỷ diệt mọi thứ. Ở góc độ tích cực Hỏa đại diện cho sự giàu có, mạnh mẽ và quyền năng tối thượng. Tuy nhiên, mặt khác Hoả cũng tượng trưng cho chiến tranh tàn khốc. Vạn vật trực thuộc Hỏa bao gồm: mặt trời, đèn điện, nến, màu đỏ, tam giác…
Người mệnh Hoả vừa thông minh, tài giỏi mà lại vô cùng hài hước, vui tính. Họ cũng thích tham gia làm việc nhóm với vai trò lãnh đạo để quản lý mọi người. Luôn đặt ra nhiều mục tiêu cho mình và luôn nỗ lực phấn đấu để thực hiện những mục tiêu ấy. Tuy nhiên, người mệnh Hoả cũng khá hiếu thắng, nông nổi, họ hay làm mọi chuyện theo cảm xúc, trực giác của mình.
Ngũ hành tương sinh cho gia chủ mệnh Thổ
Thổ là nguồn sinh sôi, nảy nở của mọi loài trên trái đất. Về góc độ tích cực, thổ biểu thị sự cứng cáp, vững vàng. Ở góc độ tiêu cực, thổ lại tạo ra sự tù túng, bí bách. Vạn vật thuộc hành Thổ bao gồm: đất, gạch, đá, thuỷ tinh, gốm, kim loại có các màu sắc vàng, đỏ, nâu.
Người mệnh Thổ có tính cách hướng nội, ít khi tiếp xúc, nói chuyện với mọi người xung quanh. Thế nhưng sâu thẳm tâm hồn họ vẫn sống rất mạnh mẽ, sẵn sàng làm chỗ dựa vững chãi của người thân, bạn bè. Trong mọi mối quan hệ, người mệnh Thổ đều thể hiện tình cảm chân thành của mình với đối phương, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho người khác.
Ứng dụng của quy luật Ngũ hành tương sinh trong phong thủy nhà ở
Học thuyết Ngũ hành tương sinh luôn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay. Điển hình như việc vận dụng ngũ hành vào việc chọn hướng đẹp, phong thuỷ nhà ở cho gia chủ. Chẳng hạn như:
Ứng dụng ngũ hành trong việc xem hướng nhà đất
Ứng dụng trong việc chọn màu sắc theo vòng tương sinh ngũ hành
Trong phong thuỷ ngũ hành màu sắc luôn được con người đặc biệt quan tâm và coi trọng. Bởi nó hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương nhằm mang đến không gian hoà hợp hoàn hảo, gia tăng những yếu tố may mắn, tốt lành và giảm thiểu bất lợi cho căn nhà.
Vậy nên gia chủ cần phải tìm hiểu ý nghĩa đằng sau của từng sắc màu. Năm yếu tố ngũ hành tương sinh có các thuộc tính và địa vị khác nhau từ đó sẽ kích hoạt những nguồn năng lượng khác nhau. Nó sẽ tượng trưng như sau:
Màu đỏ – hành Hỏa
Màu vàng – hành Thổ
Màu trắng – hành Kim
Màu xanh – hành Mộc
Màu đen – hành Thủy
Những màu sắc càng sáng thì độ “tính dương” càng cao, ngược lại những màu sắc mà càng tối độ “tính âm” càng lớn. Tính “âm dương” thể hiện rõ ràng theo chiều hướng tăng dần dưới đây:
Màu đỏ ( tính dương mạnh nhất)
Màu vàng (tính dương mạnh)
Màu trắng (tính âm, dương cân bằng)
Màu xanh (tính âm nhẹ)
Màu đen ( tính âm mạnh)
Ứng dụng ngũ hành trong thiết kế nội thất
Ngũ hành tương xung sẽ ảnh hưởng xấu đến cách bố trí phong thuỷ nên phải xem xét các yếu tố cẩn trọng.
Gia chủ mệnh Kim: Nên chọn hướng cửa theo hướng Tây hoặc Tây Bắc. Nếu mua căn hộ thì nên chọn các số tầng 5, 9, 12, 15 hoặc 19, . .. và tránh các số 2, 7 bởi chúng đại diện cho sát khí, xung khắc với gia chủ.
Ngoài ra nên chọn sơn theo những tông màu tươi sáng như vàng, trắng, xám, . .. Nên trang trí bằng tranh tứ quý, non bộ, bể cá cảnh phong thuỷ, . .. sẽ tăng sinh khí cho căn nhà.
Gia chủ mệnh Mộc: Nên mua nhà hướng Nam, hướng Đông hoặc Đông Nam, mua chung cư phải ưu tiên ở tầng 3, 8 hoặc các căn số 1, 6. Nên tránh căn hộ chung cư nằm ở các tầng 2, 4, 7, 9. Màu sơn cần lựa chọn là màu xanh lá, trắng, nâu và có thể trang trí thêm sen đá, kim tiền, phú quý, trúc nhật,… hoặc bày trí các bức tranh tường với chủ đề cây xanh, hoa cỏ sẽ đem đến sinh khí cho ngôi nhà.
Gia chủ mệnh Thủy: Chọn hướng nhà thích hợp là hướng Bắc, cũng có thể chọn mua chung cư, mua nhà hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Mua đất thì cũng nên chọn số tầng liên quan đến các con số: 1, 6, 4 và 9 nên tránh các số lẻ: 0, 2, 7, 5 tượng trưng cho hành Hoả và hành Thổ. Ngoài ra, nên chọn sơn nhà màu trắng, xanh da trời, . .. điểm xuyết bởi cây xanh, hồ cá cảnh, đá phong thuỷ hoặc hòn non bộ.
Gia chủ mệnh Hỏa: Nên chọn hướng nhà hoặc mua nhà theo hướng Nam. Ngoài ra, cũng có thể chọn hướng Đông Nam hoặc Đông theo ngũ hành Mộc sinh Hoả. Nếu mua chung cư nên chọn ở tầng 2, 7,3 và 8, tuyệt đối không mua ăn hộ ở các tầng có số 1, và 6 thuộc hành Thuỷ.
Người mệnh Hỏa nên sơn nhà màu nóng như: đỏ, cam, hồng, tím, . .. hoặc cũng có thể chọn màu thuộc hành Mộc như xanh lá, tạo được sự tươi mới, mát mẻ cho ngôi nhà. Trang trí nhà với nội thất gỗ và trồng hoa lan hồ điệp, phong lữ, xương rồng,…
Gia chủ mệnh Thổ: Nên xây nhà theo hướng Đông Bắc, Tây Nam. Chọn căn hộ chung cư tọa lạc ở các vị trí liên quan tới số 0, 2, 5 hoặc 7. Đồ trang trí có thể là những đồ vật bằng gốm sứ, đá, gỗ. Cần tránh những vận hạn, xui rủi đối với người mệnh Thổ như trang trí nhà cửa theo tông màu xanh lá hoặc trồng nhiều cây cảnh trong nhà.
Ứng dụng trong việc chọn cây cảnh phong thủy theo ngũ hành tương sinh
Cây thuộc hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, cây Ngọc Ngân, . .. hay là những loại cây thuộc hành Thổ bởi vì Thổ sinh Kim.
Cây thuộc hành Thuỷ: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, cây Thuỷ Tùng, cây Tùng Bồng Lai, . .. Chọn thêm phần đông cây thuộc hành Kim sẽ giúp đỡ đem về may mắn.
Cây thuộc hành Hoả: cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc, . .. Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm sinh khí cho nhà.
Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh, . .. Những loại cây này đặc biệt tốt đối với những người thuộc hành Mộc. Có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thuỷ.
Cây thuộc hành Thổ: cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì, . .. Lựa chọn những cây phong thuỷ tốt để sinh Thổ.
Trên đây là những thông tin cơ bản và thú vị về ngũ hành tương sinh. Hy vọng quý bạn đọc ghi nhớ và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà nhỏ của mình. Hãy nhanh tay truy cập website của Kiến trúc Uy Vũ để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn hơn nhé.