Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì? Đây là điều mà mọi gia chủ quan tâm trước khi quyết định một trong những điều quan trọng nhất trong đời – xây dựng tổ ấm. Qua bài viết này, Kiến trúc Uy Vũ sẽ giúp quý gia chủ hình dung tổng quan và rõ ràng những việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà.
Các giai đoạn quan trọng trong quá trình xây nhà
Trước khi đi vào các danh sách gia chủ cần chuẩn bị, việc nắm rõ các giai đoạn thi công sẽ giúp gia chủ có sự tập trung và chuẩn bị đúng đắn, sử dụng thời gian, tiền bạc và công sức hiệu quả. Để xây dựng 1 ngôi nhà, thường gồm 4 bước quan trọng:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi xây nhà
Đây là giai đoạn mà gia chủ cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm có được những yêu cầu, tiêu chuẩn của ngôi nhà để có cơ sở làm việc với các đơn vị thiết kế. Các bước tại giai đoạn chuẩn bị trước khi xây nhà gồm:
- Xác định nhu cầu
- Lập kế hoạch tài chính
- Tìm kiếm các chuyên gia, đơn vị phù hợp
Giai đoạn 2: Làm việc với các bên liên quan
Ở giai đoạn này, các bên liên quan sẽ làm việc và gia chủ cần trao đổi với đơn vị thiết kế để cho ra bản vẽ ưng ý, làm việc với thầu thi công và đồng thời xin được giấy phép xây dựng.
Giai đoạn 3: Thi công công trình
Tại giai đoạn thi công công trình, gia chủ cần phối hợp với giám sát viên để theo dõi công trình và đảm bảo tiến độ thi công.
Giai đoạn 4: Nghiệm thu – bàn giao công trình
Gia chủ tiến hành nghiệm thu công trình, làm thủ tục hoàn tất, vệ sinh và đưa nhà vào sử dụng.
Các bước cần chuẩn bị trước khi xây nhà
Các bước cần chuẩn bị trước khi xây nhà dưới đây sẽ cung cấp cho các gia chủ các gạch đầu dòng những việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi xây nhà – Xác định nhu cầu gia đình
Là nơi nuôi dưỡng và sinh sống cả đời, xác định nhu cầu là một trong những việc vô cùng quan trọng cần chuẩn bị, mục tiêu cuối cùng là mục đích công năng của công trình và chân dung các đối tượng sẽ sinh sống trong công trình này.
Các yếu tố cần xác định trong những việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà:
STT | Yếu tố cần xác định | Mục đích – Đầu ra |
1 | Số người sinh sống, độ tuổi và thời gian lưu trú trong gia đình | Chân dung chi tiết, rõ ràng để có phương án thiết kế phù hợp cho từng thành viên trong nhà. |
2 | Nhu cầu sử dụng của gia đình | – Xác định các không gian riêng, chung cần thiết và các không gian chức năng khác. – Dự trù được quy mô và chi phí xây dựng |
3 | Các tiện ích, hệ thống lắp đặt | Xác định được ưu, nhược điểm từng hệ thống và chọn lựa phù hợp với nguồn lực |
4 | Xác định sơ bộ quy mô công trình | Xác định được số tầng và không gian chức năng |
5 | Thông tin quy hoạch xây dựng | Đảm bảo ngôi nhà được xây dựng theo quy mô mong muốn |
6 | Phong cách thiết kế | Dễ dàng trao đổi với kiến trúc sư và có thiết kế phù hợp phong cách cá nhân |
7 | Thời điểm khởi công | Đảm bảo được các yếu tố: pháp lý, quy mô, thời gian thi công, thời tiết, năng lực thầu,… |
Bước 2: Lập kế hoạch tài chính chi tiết
Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc xây nhà. Vì vậy lập kế hoạch tài chính càng chi tiết, kỹ lưỡng thì gia chủ sẽ càng dễ kiểm soát nguồn tiền, tối ưu chi phí bỏ ra và quá trình xây dựng trở nên thuận lợi hơn.
Có nhiều loại chi phí, tuy nhiên 1 công trình sẽ có các khoản chi phí cố định mà chủ nhà cần chuẩn bị trước khi xây dựng như:
- Chi phí xin phép xây dựng
- Chi phí tư vấn thiết kế
- Chi phí giám sát xây dựng
- Chi phí khảo sát địa chất ép cọc
- Chi phí thi công thô và hoàn thiện
- Chi phí vật tư hoàn thiện
- Chi phí thi công nội thất, trang thiết bị.
- Chi phí tổng vệ sinh công trình
- Chi phí hoàn công
- Chi phí dự phòng phát sinh khoảng 5 – 10% tổng giá trị công trình
Xem thêm: Chi tiết cách lập kế hoạch tài chính chi tiết và dự trù các khoản chi theo thị trường hiện nay
Một số chi phí khác tùy vào công trình:
- Phí dịch vụ xin phép xây dựng (nếu thuê ngoài)
- Chi phí tháo dỡ nếu xây dựng trên đất có công trình cũ
- Chi phí trang trí, cây xanh khác
Nếu ngân sách hạn hẹp, gia chủ có thể cân nhắc giảm một số khoản trong quá trình tính toán chuẩn bị trước khi xây nhà như:
- Chi phí xin phép xây dựng: Những nhà thầu có kinh nghiệm và làm nhiều công trình có thể xử lý khá nhanh.
- Chi phí tư vấn thiết kế: Một số đơn vị thầu toàn công trình có chính sách hoàn lại 50 – 100% chi phí tư vấn thiết kế, gia chủ có thể trao đổi thêm với đơn vị thiết kế.
- Chi phí tháo dỡ: nếu công trình hiện trạng không quá phức tạp, có thể đàm phán để đổi hoặc thu mua phế liệu thay chi phí tháo dỡ.
- Ngoài ra còn một số phần khác có thể tham khảo cắt giảm, chi tiết tại: bài viết
Bước 3: Chuẩn bị về pháp lý & giấy tờ trước khi xây nhà
Nắm rõ các thông tin quy hoạch, các thông tin trên giấy tờ và chuẩn bị kỹ phần pháp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh quy trình rườm rà và rắc rối phát sinh trong quá trình xin phép. Đây cũng là phần quan trọng cần chuẩn bị cho thủ tục hoàn công sau này. Các thông tin pháp lý cần chuẩn bị trước khi xây nhà:
- Các thông tin cần nắm: Thổ cư, diện tích chiếm đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới đường đỏ, lộ giới, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi,…
- Yêu cầu thủ tục xin phép xây dựng: Chủ nhà có thể xem thêm Điều 89 Luật xây dựng 2020 để xem trường hợp được miễn giấy pháp xây dựng và nếu có thì chuẩn bị các nội dung cần có để xin cấp phép: đơn đề nghị cấp phép xây dựng, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ thiết kế, bản cam kết đảm bảo an toàn,… Chi tiết về thủ tục xin phép xây dựng, xem thêm tại bài viết
- Hoàn công công trình: Sau khi công trình đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng là thời điểm thường làm thủ tục hoàn công. Tuy nhiên nếu có ý thức chuẩn bị sớm thì vẫn tốt hơn.
Bước 4: Tìm kiếm chuyên gia – Điều cần chuẩn bị trước khi xây nhà
Nhà ở tuy nhỏ nhưng cần rất nhiều kiến thức tổng quan, xã hội đến chuyên môn. Các công trình ngày càng được thắt chặt về việc đảm bảo an toàn, pháp lý và chất lượng công trình. Chủ nhà cũng yêu cầu cao hơn về mặt công năng, thẩm mỹ khi chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Do đó, điều cần thiết trong quá trình chuẩn bị trước khi xây nhà chính là kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng để đảm bảo được các bên liên quan.
Các chuyên gia có kinh nghiệm, chứng chỉ hành nghề sẽ mang lại lợi thế cho chủ nhà trong các thủ tục pháp lý, các đơn vị uy tín, chất lượng sẽ giúp gia chủ yên tâm xuyên suốt quá trình. Một số vị trí chuyên gia mà gia chủ cần liên hệ, chuẩn bị trước khi xây dựng nhà ở:
- Chuyên gia tư vấn thiết kế kiến trúc: đảm nhiệm thiết kế toàn bộ công trình và hỗ trợ việc hoàn thành hồ sơ xin phép xây dựng
- Nhà thầu xây dựng hay đơn vị thi công: đảm nhận toàn bộ xây dựng công trình.
- Tư vấn giám sát: giám sát tiến độ và toàn bộ công trình thi công
- Chuyên gia phong thủy
- Một số chuyên gia khác nếu có các hạng mục chức năng riêng: sân vườn, ánh sáng,..
Hiện nay một số đơn vị thi công trọn gói uy tín cũng đảm bảo được toàn bộ các yếu tố kể trên. Việc lựa chọn được 1 đơn vị chuyên nghiệp, uy tín đẻ chuẩn bị trước khi xây nhà sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian và nỗ lực của gia chủ. Vậy đâu là các tiêu chí để lựa chọn được đơn vị uy tín – chuyên nghiệp cho gia chủ? Hãy xem thêm tại bài viết các tiêu chuẩn để chọn đơn vị thầu uy tín, đảm bảo cho công trình nhà ở.
Qua 4 bước chuẩn bị trước khi xây nhà nêu trên, Uy Vũ tin rằng quý gia chủ đã có được nhiều thông tin hữu ích để cho công trình đầu tay của mình. Để tham khảo thêm thông tin hoặc nhận được sự đồng hành cần thiết, vui lòng liên hệ: 0949.999.994, Công ty thiết kế & xây dựng Uy Vũ luôn sẵn lòng giải đáp và tư vấn đồng hành cho quý gia chủ.