Lập kế hoạch tài chính xây nhà là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo mọi chi phí đều nằm trong tầm kiểm soát, giúp quá trình thi công được suôn sẻ, không bị gián đoạn vì thiếu hụt tài chính. Trong bài viết sau đây, Kiến trúc Uy Vũ sẽ chia sẻ cho bạn các bước để lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà giúp bạn dễ dàng dự toán chi tiêu và kiểm soát các khoản chi phí một cách hiệu quả nhất.

Các bước lập kế hoạch tài chính xây nhà tối ưu

Việc lập kế hoạch tài chính xây nhà thường trải qua 3 bước chính, bao gồm: xác định nguồn tài chính hiện có, tìm hiểu các khoản chi phí cần thiết và lên kế hoạch chi tiêu phù hợp. Sau đây là những hướng dẫn lập kế hoạch tài chính xây nhà cụ thể gia chủ nên tham khảo: 

Xác định nguồn tài chính hiện có

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà ở là xác định nguồn tiền hiện có. Để xác định nguồn tài chính hiện có, gia chủ cần kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng, các khoản vay và nợ hiện tại. Khi nắm rõ được khả năng tài chính, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về chi phí cần chuẩn bị và lên kế hoạch dự phòng cho các tình huống phát sinh trong quá trình xây dựng.

Trong trường hợp nguồn tài chính hiện có không đủ, gia chủ có thể cân nhắc đến việc huy động thêm tài chính từ các nguồn khác như vay vốn từ ngân hàng hoặc hỗ trợ tài chính từ gia đình. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương án vay tiền, gia chủ sẽ tạo thêm chi phí do phải trả lãi. Vì vậy, việc tìm hiểu các phương án vay vốn hợp lý và áp dụng biện pháp quản lý tài chính hiệu quả để tiết kiệm chi phí là rất quan trọng.

Xác định nguồn tiền để lập kế hoạch tài chính xây nhà phù hợp
Xác định nguồn tiền hiện có để lên kế hoạch xây nhà phù hợp

Việc xác định nguồn tiền ban đầu sẽ giúp gia chủ đưa ra định hướng xây nhà phù hợp nhất. Đồng thời, việc xác định được số tiền hiện có cũng sẽ giúp gia chủ lên kế hoạch chi tiêu, vay mượn hợp lý. Điều này giúp gia chủ tránh trường hợp gặp gián đoạn nguồn tiền khi đang thi công, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của công trình. 

Tìm hiểu các khoản chi phí cần để xây nhà

Bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà ở là tìm hiểu các khoản chi phí cần thiết. Chi phí xây dựng thường được phân bổ thành 4 hạng mục chính, giúp bạn dễ dàng kiểm soát trong quá trình thi công:

Chi phí thiết kế nhà ở 

Đây là chi phí liên quan đến việc thiết kế ngoại thất và nội thất ngôi nhà. Chi phí thiết kế thường được tính riêng cho từng phần (thiết kế ngoại thất và nội thất) và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu và mức độ phức tạp của từng công trình. 

chi phí thiết kế xây dựng nhà
Xác định chi phí thiết kế nhà ở

Chi phí thi công, xây dựng

Đây là phần chi phí lớn nhất trong tổng chi phí xây nhà, bao gồm chi phí xây dựng phần thô và phần hoàn thiện. Để xác định rõ chi phí cho phần xây dựng, bạn cần phân tách các hạng mục trong phần thô (như móng, tường, mái, sàn,…) và phần hoàn thiện (như sơn, ốp lát, lắp đặt điện nước,…). 

chi phí thi công, xây dựng nhà ở
Các khoản chi phí thi công, xây dựng nhà ở chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách

Để có được cái nhìn cụ thể hơn, bạn nên làm việc trực tiếp với các công ty xây dựng có kinh nghiệm, yêu cầu họ cung cấp bảng bóc tách khối lượng xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chi phí chi tiết cho từng hạng mục và điều chỉnh các yêu cầu nếu cần thiết để phù hợp với ngân sách ban đầu.

Chi phí mua sắm nội thất nhà ở 

Đây là khoản chi cho việc mua sắm các trang thiết bị nội thất cần thiết cho ngôi nhà, như tủ lạnh, máy giặt, tivi, điều hòa, giường, bàn ghế,… Bạn nên lên danh sách các vật dụng cần mua và ước tính chi phí cho từng món đồ. 

chi phí mua sắm nội thất
Chi phí mua sắm nội thất là yếu tố cần quan tâm khi lên kế hoạch tài chính xây nhà

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá hợp lý. Đồng thời, bạn cũng nên lên kế hoạch mua sắm dần dần để tránh làm tăng gánh nặng tài chính trong quá trình xây dựng.

Các khoản chi phí khác

Đây là các khoản chi phí không có trong báo giá của hợp đồng thiết kế và xây dựng, bao gồm các dịch vụ và công việc phát sinh như chi phí nâng nền, xử lý mặt bằng, làm sân vườn, tường rào,…. 

các khoản chi phí xây nhà khác
Cần quan tâm đến các chi phí không có trong hợp đồng

Những khoản chi phí này rất dễ bị bỏ qua nếu không được yêu cầu rõ ràng từ trước. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng với công ty thiết kế, bạn cần yêu cầu họ tư vấn kỹ lưỡng về những khoản chi này và lên kế hoạch chi tiêu phù hợp.

Lên kế hoạch dự toán chi tiêu dự phòng

Và sau khi đã xác định được nguồn tiền hiện có cùng các khoản chi phí cần chi ra, bạn sẽ tiến hành lên kế hoạch dự toán dự phòng. Đây là một bước quan trọng giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình thi công. Từ đó đảm bảo rằng dự án không bị gián đoạn hoặc vượt ngân sách. 

Lập kế hoạch tài chính dự phòng khi xây dựng nhà ở
Lập kế hoạch tài chính dự phòng khi xây dựng nhà ở

Khi lên kế hoạch chi tiêu dự phòng, gia chủ cần chú ý đến những yếu tố sau: 

  • Xác định rủi ro và chi phí phát sinh: Mặc dù kế hoạch tài chính đã được lập ra từ trước, nhưng trong quá trình thi công, luôn có khả năng xảy ra các tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Việc xác định trước các rủi ro giúp bạn có thể dự phòng chi phí để xử lý những vấn đề phát sinh mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ.
  • Đưa ra các giải pháp tài chính: Để đối phó với những chi phí phát sinh ngoài dự kiến, bạn cần chuẩn bị sẵn các giải pháp tài chính, chẳng hạn như sử dụng tiền dự phòng hoặc tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài (ví dụ vay mượn hoặc hỗ trợ từ gia đình). Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không có rủi ro nào cản trở quá trình thi công, từ đó duy trì được tiến độ và chất lượng công trình.
  • Kiểm soát chi phí liên tục: Sau khi lập kế hoạch chi tiêu dự phòng, công việc tiếp theo là theo dõi và kiểm soát chi phí thường xuyên. Việc này giúp bạn so sánh chi phí thực tế với kế hoạch ban đầu, phát hiện kịp thời bất kỳ sai lệch nào và điều chỉnh để không vượt quá ngân sách.

Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà ở

Khi lập kế hoạch tài chính xây nhà, gia chủ cần lưu ý các yếu tố sau để đảm bảo dự án luôn hoàn thành đúng tiến độ và nằm trong phạm vi ngân sách đã đề ra:

  • Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng nhà ở: Việc xây dựng nhà ở phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau như mua nguyên vật liệu, xây dựng, trang trí hậu kỳ,…. Vì vậy, nếu không có đủ kiến thức, gia chủ sẽ khó kiểm soát được quá trình xây dựng và đưa ra bảng kế hoạch chi phí chính xác. 
  • Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể: Kế hoạch tài chính càng chi tiết và cụ thể càng giúp bạn dễ dàng kiểm soát chi phí. Hãy chia nhỏ ngân sách theo từng hạng mục (thiết kế, xây dựng, nội thất, chi phí khác) và các giai đoạn trong quá trình thi công. Điều này giúp bạn nắm rõ tiến độ tài chính, tránh tình trạng thiếu hụt trong suốt quá trình xây dựng.
  • Chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín: Việc chọn lựa đơn vị thi công uy tín sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không cần thiết trong quá trình xây dựng. Những công ty có kinh nghiệm sẽ đưa ra các báo giá chính xác và minh bạch, giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn.
  • Kiểm tra các hạng mục chi phí ngoài hợp đồng: Một số chi phí  thường không nằm trong hợp đồng thiết kế xây dựng. Hãy thảo luận trước với đơn vị thiết kế về các khoản chi phí này để chuẩn bị ngân sách phù hợp.
  • Cập nhật và theo dõi tiến độ tài chính thường xuyên: Trong suốt quá trình thi công, hãy thường xuyên kiểm tra và cập nhật tiến độ tài chính để đảm bảo chi phí thực tế không vượt quá ngân sách dự kiến. Việc theo dõi sát sao giúp bạn điều chỉnh kịp thời nếu có sự cố phát sinh hoặc các khoản chi phí không được kiểm soát.
cần lưu ý một số yếu tố khi lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà ở
Nhiều yếu tố cần lưu ý khi lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà ở

Việc lập kế hoạch tài chính xây nhà là bước có vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ. Và nếu bạn chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình xây nhà, bạn có thể liên hệ ngay với công ty kiến trúc xây dựng Uy Vũ. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cụ thể cho bạn về quá trình thi công và giúp bạn lên kế hoạch chi phí phù hợp nhất. 

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *