Xử lý móng cho nền đất yếu là một trong các công việc quan trọng trong quá trình làm móng nhà. Nguyên nhân là vì trong quá trình thi công móng ở một số khu vực nền đất yếu sẽ sinh ra nhiều vấn đề như sức chịu tải thấp, độ lún lớn hay nền đất không có tính ổn định. Bài viết dưới đây của công ty kiến trúc Uy Vũ sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp xử lý móng cho nền đất yếu phù hợp, đúng kỹ thuật.
Các loại nền đất yếu phổ biến
Trong thi công móng thường gặp phải một số loại nền đất yếu phổ biến như đất sét mềm, đất bùn, đất chảy, đất bazan,…
Đất sét mềm
Đất sét mềm là dạng đất thường bắt gặp trong xây dựng. Loại đất này sẽ có hai dạng chủ yếu là dạng đất sét và á sét tương đối đặc, có khả năng chịu lực khá thấp. Loại đất này có tính dẻo khá cao và giữ nước. Thường gặp đất sét mềm ở những khu vực cận biển hoặc các vùng đồi núi hoặc vùng đồng bằng.
Đất than bùn
Đất than bùn là lớp đất hữu cơ có trên bề mặt của đất. Loại đất được hình thành nhờ vào quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong đất với hàm lượng của các chất hữu cơ chiếm khoảng từ 20-80%. Loại đất này bao gồm cát và sét được phân bố ở những vùng nhiệt đới. Đất than bùn có mức độ phân giải cao và độ ẩm cũng rất cao.
Đất bùn
Đất bùn là loại đất có sự pha trộn giữa nước và một số chất khác có thể là đất á sét hoặc sét. Loại đất này luôn ở trạng thái no nước, hạt mịn và có độ ẩm vượt giới hạn chảy và hệ số rỗng lớn (e>1) nên khả năng chịu lực yếu và độ bền rất thấp. Mặc dù đất bùn không thích hợp để xây dựng móng nhà nhưng lại có nhiều công dụng khác như làm vật liệu xây dựng hay chế tác đồ gốm,…
Đất chảy
Đất chảy hay còn gọi là cát chảy, có kết cấu đất rời rạc, hạt mịn. Loại đất này là chỉ một dạng chuyển động của đất, bùn,…sẽ bị chảy xuống khi có sự tác động của trọng lực. Khi đất chịu sự tác động mạnh sẽ chuyển từ trạng thái rắn sang chảy nhưng không giống với hiện tượng sạt lở trong tự nhiên.
Đất bazan
Đất bazan hay còn gọi là Ba-dan, được hình thành nhờ vào quá trình phun trào các lớp vật chất sâu bên trong. Loại đất này có khả năng thấm nước cao vì kết cấu của đất dạng rỗng. Đất có dung trọng khô thấp và khi thi công dễ gây ra hiện tượng sụt lún nền. Đất bazan thường hình thành tại những vùng đồi núi cao như khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc,…
Đất đắp
Đất đắp là loại đất được tạo thành nhờ vào sự tác động của con người. Loại đất này hình thành với mục đích là nâng cao bề mặt đất trước đó. Đất đắp được đào lên từ nơi khác sau đó vận chuyển đến khu vực cần đắp. Do đó, đất thường có kết cấu không đồng đều và thành phần trong đất cũng không thuần nhất như những loại đất khác.
Các giải pháp xử lý móng cho nền đất yếu
Để xử lý móng cho nền đất yếu, gia chủ có thể ứng dụng các giải pháp sau:
Sử dụng cọc tre, cọc tràm
Sử dụng cọc tre, cọc tràm là một trong những phương pháp phổ biến để xử lý móng cho nền đất yếu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện với những công trình có trọng tải nhỏ. Nền đất yếu sẽ được đóng cọc tre hoặc cọc tràm có chiều dài 3 – 6m để gia tăng khả năng chịu lực và giảm độ lún của đất. Thông thường, trên 1m2 sẽ được đóng 25 cọc tre nhưng tùy theo từng công trình để có thể thay đổi số cọc tre.
Sử dụng bệ phản áp
Phương pháp sử dụng bệ phản áp sẽ làm tăng mức độ ổn định của nền đất. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ phát sinh độ lún phụ từ bệ phản áp và phần đất xây dựng bệ. Do đó, khi sử dụng phương pháp này, phải thiết kế kích thước của bệ phản áp đúng tiêu chuẩn mới có thể xử lý móng cho nền đất yếu. Ngoài ra, bệ phản áp còn được ứng dụng để bảo vệ đê điều.
Phương pháp gia tải trước
Gia tải trước là phương pháp hiệu quả trong xử lý móng cho nền đất yếu. Gia tải trước sẽ có tải trọng bằng hoặc lớn hơn tải trọng của công trình trong tương lai. Khi chất tải, độ lún và áp lực nước sẽ được quan trắc và đánh giá đầy đủ. Sau đó sẽ dỡ lớp đất đắp gia tải khi độ lún kết thúc.
Phương pháp gia tải trước với thoát nước thẳng đứng
Trong một số công trình xây dựng, thời gian gia tải trước phải rút ngắn để đẩy nhanh tiến độ thi công, và để đảm bảo hiệu quả, các kỹ sư sẽ tăng tốc độ cố kết của nền đất bằng cọc cát hoặc thoát nước thẳng đứng. Những cọc cát sẽ được đóng xuống nhờ vào công nghệ rung ống, sau đó cát được làm đầy ống và rung để đầm chặt hơn.
Sử dụng cọc đất xi măng và đất vôi
Xử lý móng cho nền đất yếu bằng cọc đất xi măng và đất vôi sẽ giúp nền thoát nước và gia cố nền. Khi tiến hành thi công, cần sử dụng các thiết bị xuyên có cánh để kiếm tra, đánh giá lại chất lượng của cọc. Tùy theo loại công trình và tài chính để lựa chọn loại cọc thích hợp. Phương pháp này thường được ứng dụng trong gia cố nền đường, nền đê, nền nhà,…
Thi công cọc cát xi măng
Thi công cọc cát xi măng là một giải pháp thi công móng cho nền đất yếu hiệu quả. Phương pháp này có thể tận dụng thiết bị thi công cọc cát để thi công cọc cát xi măng. Ống thép sẽ được đóng và rung xuống nền đất, sau đó sẽ trộn hỗn hợp cát và xi măng đổ vào ống. Hỗn hợp cát và xi măng sẽ được dầm chặt khiến nền đất có thể chịu lực lớn hơn.
Sử dụng cọc cát và cọc đá
Sử dụng cọc cát và cọc đá cũng là cách hiệu quả để xử lý móng cho nền đất yếu, giúp cho nền đất giảm độ lún và tăng cường khả năng chịu lực. Cọc cát và cọc đá sẽ được đầm chặt nhờ vào hệ thống đầm rung. Sức chịu tải của cọc sẽ phụ thuộc vào áp lực từ hệ thống máy rung và nền đất tác dụng lên cọc.
Công nghệ cố kết đóng
Công nghệ cố kết đóng sẽ giúp nền đất tăng độ chịu tải và giảm độ lún. Phương pháp này sẽ được tiến hành bằng cách nhấc quả đấm bằng bê tông nặng quảng 10 – 15 tấn lên bằng cần cẩu và thả xuống bề mặt nền cao tầm 10 – 15m để đầm chặt nền móng. Sau đó cho thêm cát và xi măng vào những hố đầm để lấp đầy, san phẳng nền.
Thi công cọc tiết diện nhỏ
Cách xử lý móng cho nền đất yếu này sẽ được thi công bằng công nghệ ng, ép và khoan phun các cọc nhỏ. Những cọc tiết diện nhỏ được sử dụng có đường kính từ 10 – 25cm. Phương pháp này thường được áp dụng cho các công trình nhà ở, cầu đường, đất đắp,…và giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vật liệu và rút bớt thời gian thi công.
Mỗi phương pháp thi công sẽ phù hợp với từng loại móng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về khái niệm móng nhà và cách phân loại móng trong bài viết: Có bao nhiêu loại móng nhà và cách lựa chọn phù hợp bạn cần biết
Các lưu ý khi thi công móng nhà trên nền đất yếu
Việc thi công móng nhà trên nền đất yếu không phải là việc dễ dàng. Vì vậy, khi thi công móng nhà trên nền đất yếu, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Thực hiện khảo sát địa chất
Khảo sát địa chất trước khi thi công rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiến trình thi công và chất lượng của công trình sau này. Sau khi tiến hành khảo sát địa chất sẽ đưa ra những phương án thi công móng phù hợp với từng loại đất ở từng khu vực và loại công trình. Từ đó giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và dự tính được thời gian thi công.
Xem xét các vật liệu làm móng
Sau khi khảo sát địa chất, tùy vào từng loại đất và khoản chi phí dự trù của chủ đầu tư để lựa chọn vật liệu làm móng phù hợp. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mức độ an toàn của công trình sau này. Do đó, chủ đầu tư cần phải tính toán kỹ lưỡng về số lượng và vật liệu cần sử dụng khi làm móng.
Chọn đơn vị thi công uy tín
Với những trường hợp xây dựng công trình tại những khu vực có nền đất yếu, nếu bạn thiếu kinh nghiệm để tự khảo sát địa chất thì có thể tìm kiếm sự tư vấn cửa các đơn vị thi công uy tính. Từ đó đưa ra được phương án thi công và lựa chọn vật liệu làm móng phù hợp. Chủ đầu tư phải lựa chọn đơn vị thi công chất lượng vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mức độ an toàn của công trình.
Ngoài những yếu tố trên, bạn có thể tham khảo thêm các lưu ý khi làm móng nhà để tạo nền móng vững chắc khi xây dựng nhà ở, tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.
Bài viết trên của Uy Vũ đã giúp bạn biết thêm về các giải pháp xử lý móng cho nền đất yếu. Mong rằng với những thông tin đó sẽ phần nào giúp bạn lựa chọn được vật liệu làm móng và cách thi công phù hợp với công trình. Và nếu bạn cần một đơn vị thi công uy tín, hãy liên hệ ngay với Uy Vũ để được tư vấn thêm về quy trình xây dựng móng nhà nhé!