Xây tường gạch đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, độ bền của một công trình. Và để giúp gia chủ nắm vững hơn các yêu cầu kỹ thuật khi xây tường gạch, bài viết sau đây của Uy Vũ sẽ chia sẻ các bước xây tường gạch chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cùng các lưu ý khi thi công. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin.
Tại sao cần xây tường gạch đúng kỹ thuật?
Xây tường gạch là giai đoạn vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng toàn bộ công trình. Bởi tường gạch là bộ phận có chức năng bao phủ, ngăn cách các không gian trong công trình. Cùng với đó, bộ phận này còn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chịu lực, giúp công trình trở nên chất lượng, bền bỉ hơn. Chính vì thế, quá trình xây tường gạch đúng kỹ thuật là quan trọng để giúp ngôi nhà vững chắc, bền bỉ hơn.
Khi hiểu rõ yêu cầu kỹ thuật xây tường gạch, bạn sẽ dễ dàng áp dụng vào trình tự thi công phần thô, giúp các bước thi công được thực hiện chính xác và đồng nhất, từ đó nâng cao hiệu quả công trình.
Các bước xây tường gạch đúng kỹ thuật
Để xây tường gạch chuẩn, đúng kỹ thuật, bạn có thể tuân thủ theo quy trình sau đây:
Giai đoạn chuẩn bị xây tường gạch
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình xây tường gạch đúng kỹ thuật là giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn này cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tất cả các yếu tố đều có sẵn và sẵn sàng để bước vào các bước tiếp theo.
Lựa chọn vật liệu xây tường gạch đầy đủ
Yếu tố đầu tiên cần chuẩn bị khi xây tường gạch là chọn vật liệu phù hợp.
Chọn gạch xây
Hiện nay trên thị trường tồn tại nhiều loại gạch xây dựng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như gạch Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai,… Mỗi loại lại có hình dáng, kích thước, đặc tính khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành xây tường, gia chủ cần lựa chọn loại gạch phù hợp nhất với nhu cầu và đảm bảo chất lượng. Để tiến hành chọn gạch xây, gia chủ có thể tuân theo các tiêu chí sau đây:
- Kích thước phù hợp với quá trình xây thô thủ công
- Có cường độ nén uốn đảm bảo chất lượng
- Bề mặt của gạch có các vân lõm giúp tăng độ dính bám khi xây tường
- Gạch có màu sắc tươi sáng và độ đặc tốt.
Cấp phối vữa xây
Một yếu tố cần chuẩn bị trước khi xây tường nữa là cấp phối vữa xây. Vữa xây bao gồm cát xây và xi măng.
- Về cát xây: Cát xây nhà khi lựa chọn phải đảm bảo về độ sạch cũng như độ mịn,… Đây là yếu tố quan trọng để vữa xây đạt chất lượng cao.
- Xi măng: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xi măng khác nhau như Sông Gianh, Hải Vân, Hà Tiên… Gia chủ cần lựa chọn loại phù hợp với công trình và chi phí.
Chuẩn bị để xây tường gạch
Sau khi lựa chọn được vật liệu phù hợp, chủ đầu tư cần tiến hành chuẩn bị xây tường:
- Chuẩn bị gạch xây dựng
Khi bắt đầu quá trình xây tường, gia chủ cần đặt hàng số lượng gạch để xây đủ từ 1 – 1,5 tầng. Điều này sẽ giúp đội thợ xây không bị gián đoạn gạch trong quá trình thi công. Và việc tính toán số lượng gạch cần thiết cũng khá đơn giản. Gia chủ dựa trên độ dày của tường (10, 15, 20 cm) để tính toán sơ bộ số lượng gạch cần dùng trên mỗi m2 của một số loại gạch thường dùng. Đây còn là cách tính định mức gạch trên 1m2 tường xây.
- Tưới ẩm gạch và dọn dẹp bề mặt thi công.
Trước khi thi công bạn cũng cần dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ. Đồng thời, gạch cũng cần được tưới ẩm trước 6 – 12h tùy thuộc vào tình hình thời tiết để đảm bảo không quá ẩm hoặc quá khô.
Các kỹ thuật xây tường gạch đúng
Và để có bức tường gạch đạt chuẩn, gia chủ cần thực hiện theo các kỹ thuật sau:
Định vị tường gạch
Một trong các kỹ thuật xây tường gạch chuẩn là định vị tường gạch. Ở bước này, gia chủ cần dùng mực màu để búng lên trên nền các vị trí cần xây. Sau đó, thợ xây sẽ xây 1 hàng gạch đầu tiên để định vị.
Khoan cấy râu trong trụ
- Râu được khoan cấy có khoảng cách tối đa 50cm và râu dài ít nhất 50 – 60cm.
- Râu thường sử dụng thép F6 hoặc F8 để đảm bảo sự liên kết với trụ. Điều này giúp râu và trụ không bị tách ra sau quá trình sử dụng.
Căng dây làn, dây lèo
- Khi xây gạch cần xây ở 2 đầu tường trước.
- Tiến hành căng dây lèo, dây làn để đảm bảo tường được thẳng theo phương dọc, ngang, đứng.
Quy cách xây tường
- Nếu tường xây 1 lớp thì mỗi 5 hàng phải xoay trục gạch thẻ. Điều này để cấu tạo lại mạch vữa và đảm bảo sự rắn chắc cho khối gạch.
- Nếu tường xây 1 lớp thì khi xây khoảng 1.5m phải có 1 lớp giằng tường. Lớp giằng này nên dày khoảng từ 8 – 10cm để đảm bảo độ vững chắc của tường.
- Khi xây tường góc, người thợ cần tiến hành câu gạch để đảm bảo tường không bị nứt sau khi tô tường.
- Cần sử dụng gạch thẻ để xây gạch đỉnh tường. Gạch phải xây nghiêng góc từ 45 – 60 độ.
Mạch vữa tường xây
- Các viên gạch phải được xây theo kiểu chữ công, viên trên nằm giữa hoặc tối thiểu 1/3 viên gạch bên dưới, tránh để các mạch vữa trùng nhau để tăng độ bền.
- Mạch vữa phải đảm bảo kín và đều mạch. Độ dày mạch vữa tiêu chuẩn là 10-15mm.
Biện pháp xây tường gạch đúng kỹ thuật ở vị trí lỗ cửa
Để đảm bảo khả năng chịu lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt về sau, ga chủ cần có giải pháp thi công hợp lý, cụ thể:
- Sử dụng tường gạch thẻ để gia cố cạnh cửa.
- Hoặc đổ bê tông toàn khối để tăng khả năng chịu lực.
Xây tường gạch ở vị trí có lanh tô cửa
Lanh tô có thể được đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ. Sau đây là các yêu cầu với lanh tô:
- Kích thước và yêu cầu kỹ thuật phải đạt tiêu chuẩn.
- Chiều dài gác lanh tô tối thiểu từ 20-60cm vượt qua ô cửa.
Vệ sinh tường gạch vừa xây
Sau khi thi công xong các mảng tường thì phải dùng chổi hoặc phây để làm sạch. Điều này nhằm loại bỏ vữa thừa và bụi bẩn để đảm bảo chất lượng lớp tô tường. Đây là công tác phụ, khá đơn giản nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng lớp tô về sau.
Bảo dưỡng tường gạch
Sau khi tường xây xong phải được tưới nước giữ ẩm liên tục trong tối thiểu 3 ngày. Thợ thi công cần đảm bảo tường đủ ẩm trong quá trình thủy hóa xi măng.
Tiêu chí đánh giá chất lượng tường gạch
Khi thực hiện bất cứ công trình nào, giai đoạn đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự bền vững, độ bền lâu dài. Sau đây là các tiêu chí để đánh giá chất lượng tường gạch:
Chỉ tiêu về vật liệu
- Gạch phải có độ cứng cao, không rạn nứt và được kiểm định chất lượng bởi các cơ quan chuyên môn.
- Xi măng phải được sử dụng trong thời gian bảo hành của nhà sản xuất và bảo quản theo tiêu chuẩn an toàn.
- Cát xây cần sạch, không lẫn tạp chất hoặc mụn đất. Nên loại bỏ các chất gây ô nhiễm trước khi trộn vữa để đảm bảo chất lượng.
Chỉ tiêu về chất lượng khối tường gạch
- Tường gạch phải được xây dựng đúng theo bản thiết kế về vị trí, hình dạng và kích thước.
- Các mạch vữa phải đầy, chặt chẽ, được miết gọn để đảm bảo độ bền.
- Gạch phải được xếp thẳng hàng, các lớp mạch đồng đều, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Tường gạch phải thẳng đứng, bề mặt phẳng và không có vữa bẩn.
- Các góc tường phải tuân theo đúng thông số kỹ thuật trong bản vẽ.
Khi xây tường gạch, đặc biệt ở các công trình mái dốc, việc hiểu rõ tường thu hồi là gì sẽ giúp bạn nắm được các yêu cầu kỹ thuật liên quan, đảm bảo sự chắc chắn và tính thẩm mỹ cho công trình.
Những lưu ý khi thi công tường gạch
Sau đây là các lưu ý quan trọng gia chủ cần nắm được khi thi công tường gạch:
- Trước khi tiến hành thi công, cần kiểm tra kỹ lưỡng kích thước và vị trí của cửa để đảm bảo đúng thiết kế.
- Nên đổ lanh tô bê tông cốt thép cho tất cả các cửa để tăng cường độ ổn định, tránh tình trạng nứt góc cửa.
- Đối với những vị trí không thể đổ lanh tô, có thể tăng cường độ bền bằng cách sử dụng hai thanh thép Ø12 để gia cố.
- Nên xây gạch đinh cho tất cả các vị trí tiếp giáp giữa khung cửa và tường để tăng khả năng chịu lực cho tường.
- Cứ 5-7 hàng gạch ống, nên bố trí một hàng gạch đinh hoặc đà giằng tường bằng bê tông cốt thép để giúp tường chắc chắn hơn. Việc này tùy thuộc vào quy định của đơn vị thi công.
- Đảm bảo độ dày tường đúng theo thiết kế đã phê duyệt. Việc này rất quan trọng để đảm bảo khả năng chịu lực và cách âm của tường.
- Tường dài hơn 4m (độ dày 100mm) hoặc dài hơn 6m (độ dày 200mm) cần có bổ trụ để tăng độ vững chắc và ổn định.
- Tường WC, ban công, sân thượng trước và sau nên xây giằng từ 5 – 7 hàng gạch ở chân tường để hạn chế tình trạng thấm nước hoặc nứt tại vị trí tiếp giáp với sàn. Tại các vị trí này, nên đổ gờ bê tông cao 100mm từ mặt sàn để đảm bảo khả năng chống thấm và chống nứt tốt hơn.
- Đảm bảo hệ thống điện âm tường được bố trí đúng vị trí và an toàn.
Để đảm bảo tường gạch đạt chất lượng cao, bạn có thể tham khảo thêm mẹo xây tường chuẩn, giúp tối ưu quy trình thi công và tránh những sai sót thường gặp.
Bài viết trên của Kiến trúc Uy Vũ đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về quá trình xây tường gạch đúng kỹ thuật. Gia chủ nên áp dụng các bước xây tường gạch trên để đảm bảo chất lượng cuối cùng cho công trình. Và nếu gia chủ chưa có nhiều kinh nghiệm, cách tốt nhất là liên hệ với đơn vị thi công nhà chất lượng cao như Uy Vũ qua hotline 094.999.9994 để được hỗ trợ tốt nhất.