Móng nhà là gì? Có những loại nào? Cần lưu ý gì khi thi công? Đó là những câu hỏi mà nhiều gia chủ đặt ra trong quá trình thi công nhà ở. Nắm bắt được điều đó, trong bài viết sau đây, Kiến trúc Uy Vũ sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết nhất về móng nhà. Hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé!
Móng nhà là gì?
Móng nhà là gì? Đây là phần kết cấu nằm dưới cùng của mọi công trình xây dựng, có nhiệm vụ trực tiếp chịu trọng tải của toàn bộ công trình. Móng giúp phân tán lực xuống nền đất, tạo nền tảng vững chắc cho toàn bộ công trình. Móng nhà càng tốt thi công trình càng kiên cố và vững chắc.
Móng thường được làm từ các vật liệu như cọc bê tông cốt thép, cọc thép, hoặc phên tre, nhằm đảm bảo tính chắc chắn và bền bỉ theo thời gian. Đặc biệt, đối với các công trình lớn hoặc tòa nhà cao tầng, các kiến trúc sư sẽ thực hiện tính toán kỹ lưỡng để thiết kế và thi công móng sao cho đáp ứng yêu cầu chịu tải, đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình. Thi công móng cũng là giai đoạn đầu tiên trong quy trình xây dựng phần thô.
Có bao nhiêu loại móng nhà?
Bên cạnh việc tìm hiểu móng nhà là gì thì nhiều gia chủ cũng đặt ra câu hỏi là có bao nhiêu loại móng nhà. Hiện nay có 4 loại móng nhà phổ biến nhất trong các công trình hiện nay, bao gồm móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc. Mỗi loại móng đều có những đặc thù riêng và phù hợp với những công trình riêng biệt.
Móng đơn
Móng đơn thường được gọi với cái tên khác là móng cốc. Đây là loại móng độc lập được đặt dưới mỗi cột hoặc trụ của công trình có kết cấu khung chịu lực hoặc cột chịu lực. Móng đơn sẽ nâng đỡ cụm cột đứng sát nhau, gia tăng khả năng chịu lực cho công trình.
- Ưu điểm của móng đơn: Tiết kiệm vật liệu, chi phí và thời gian.
- Nhược điểm của móng đơn: Loại móng này thường chỉ phù hợp cho các công trình có kết cấu đơn giản, tải trọng nhẹ và ít tầng như nhà cấp 4.
Móng băng
Đây là loại móng thường sử dụng dưới các tường chịu lực, tạo thành các dải dài của chân hệ thống chịu lực. Móng băng có thể được tạo thành dải dài và liên kết các chân cột lại với nhau, giúp phân phối đều tải trọng của công trình lên nền đất. Loại móng này có thể có sườn trên hoặc sườn dưới và thường được chia thành hai loại: móng băng một phương và móng băng hai phương.
- Ưu điểm của móng băng: Giúp phân bố tải trọng đều lên nền đất, giảm áp lực đáy móng.
- Nhược điểm của móng băng: Không phù hợp cho công trình có nền đất yếu hay tải trọng lớn, thường dùng cho công trình dân dụng.
Móng bè
Đây là loại móng được sử dụng khi sức chịu tải của đất nền quá yếu so với tải trọng của công trình. Bề rộng đáy móng (bao gồm cả móng băng và móng đơn) sẽ chiếm hơn 75% diện tích nền nhà, tạo ra một khối móng lớn liên kết các móng lại với nhau, được gọi là móng bè.
- Ưu điểm của móng bè: Phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, giúp tránh hiện tượng lún không đều giữa các vị trí. Nhờ vậy, loại móng này thích hợp với các công trình cao tầng hoặc có tải trọng lớn, giúp gia tăng độ ổn định cho toàn bộ công trình.
- Nhược điểm của móng bè: Thời gian thi công lâu hơn và chi phí cao hơn các loại khác.
Móng cọc
Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ khả năng chịu lực cao và tính linh hoạt trong việc thi công. Loại móng này thường được áp dụng trong trường hợp dưới lớp đất yếu có lớp đất rắn bên dưới. Cọc sẽ được đóng xuống lớp đất rắn ổn định, truyền tải trọng của công trình vào lớp đất này, giúp nền móng cọc chống lại hiện tượng lún không đều hoặc lún quá mức.
- Ưu điểm của móng cọc: Móng cọc có thể chịu được tải trọng lớn, giảm khối lượng đào đất và hạn chế tình trạng sụt lún hiệu quả.
- Nhược điểm: Chi phí sẽ cao hơn các loại móng khác.
Sau khi tìm hiểu các yếu tố, gia chủ cần tiến hành thi công móng. Xem thêm bài viết: Hướng dẫn quy trình thi công móng nhà chi tiết từ A – Z
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà
Sau khi tìm hiểu móng nhà là gì cùng các loại móng nhà phổ biến, phần sau đây của bài viết sẽ chia sẻ cho bạn các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà.
Xem xét tải trọng công trình
Yếu tố đầu tiên cần xem xét khi lựa chọn móng nhà là tải trọng công trình. Bởi mỗi loại móng sẽ có một khả năng chịu lực khác nhau. Tải trọng này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, như trọng lượng của công trình, khối lượng nội thất, tải trọng do con người, tác động của gió,…
Móng phải có khả năng chịu tải trọng của toàn bộ công trình. Nếu móng không đủ khả năng chịu lực, sẽ dẫn đến hiện tượng sụt lún hoặc có thể gây ra các sự cố nghiêm trọng trong quá trình sử dụng.
Khảo sát đặc điểm địa chất nền đất
Mỗi loại đất có một đặc tính khác nhau. Và mỗi loại đất như đất cát, đất sét, đất rời,… sẽ phù hợp với một loại móng riêng. Vì vậy, trong quá trình khảo sát địa chất, cần phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm đất nền, mực nước ngầm, loại đất, chiều dày đất,…
Đặc biệt, khả năng chịu lực của đất theo độ sâu có vai trò quan trọng. Các công trình có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì công tác khảo sát lại càng cần thực hiện kỹ lưỡng và tính toán cẩn thận.
Xem xét kết cấu móng của công trình lân cận
Và khi lựa chọn móng nhà, gia chủ cần xem xét đến kết cấu móng của các công trình lân cận. Từ đó, gia chủ có thể đưa ra phương án thực hiện móng nhà với kết cấu tương đồng. Khi các công trình có kiểu dáng, kết cấu tương tự, việc sử dụng giải pháp móng giống nhau sẽ giúp đảm bảo tính đồng bộ và ổn định cho cả khu vực.
Các lưu ý khi thi công móng nhà
Và để quá trình thi công được thuận lợi hơn, bạn có thể tham khảo thêm những lưu ý khi làm móng nhà. Những lưu ý này sẽ giúp bạn giảm bớt những rủi ro không đáng có trong khi thi công móng.
Chọn độ sâu móng nhà phù hợp
Độ sâu của móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng mà gia chủ cần quan tâm khi thi công món. Độ sâu này sẽ phụ thuộc vào địa hình, yếu tố thủy văn, khả năng thi công,… Việc lựa chọn độ sâu phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng hiệu quả.
Thi công móng trên nền đất yếu
Một yếu tố đặc biệt cần quan tâm khi thi công móng là đặc điểm nền đất. Nếu nền đất yếu thì việc thi công móng cần được thực hiện cẩn trọng hơn rất nhiều so với điều kiện thông thường. Khi thi công móng ở các nền đất yếu, gia chủ cần gia cố nền móng vững chắc để đảm bảo công trình có tuổi thọ lâu dài, không bị nghiêng lệch, sụt lún theo thời gian.
Các loại đất yếu như đất ruộng, đất ven sông, đất cát pha, đất sét, đất đỏ bazan, đất ngập nước,… cần được gia cố, điều chỉnh kết cấu hoặc thay đổi loại móng phù hợp khi thi công. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách xử lý móng cho nền đất yếu để đưa ra cách giải quyết phù hợp, hiệu quả nhất.
Thi công móng nhà khi trời mưa
Đào móng trong ngày mưa thường gây nhiều khó khăn. Vì vậy, khi đào móng nhà, gia chủ nên cố gắng tránh thời điểm này nếu có thể. Nếu bắt buộc phải đào móng để không bị lỡ ngày đẹp, đáp ứng tiến độ thi công thì gia chủ cần lưu ý:
- Kiểm tra hệ thống thoát nước để tránh tình trạng nước ứ đọng.
- Chuẩn bị bạt lớn để che chắn vật liệu và khu vực đào móng.
- Có thể tiếp tục khi mưa nhỏ, nhưng nên dừng lại nếu mưa lớn để đảm bảo an toàn.
Đào móng nhà phố, nhà liền kề
Với các công trình sát vách, việc thi công gặp nhiều khó khăn hơn. Trong quá trình xây dựng, gia chủ cần kiểm tra kỹ càng chân móng của các ngôi nhà xung quanh và bảo đảm không ảnh hưởng đến chân móng của nhà hàng xóm.
Như vậy, bài viết trên của công ty xây dựng nhà Uy Vũ đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “móng nhà là gì?” và đưa ra các thông tin chi tiết hơn về móng nhà. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về móng nhà và chọn được loại móng phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Và nếu bạn đang cần tìm một đơn vị thi công, xây dựng nhà uy tín, bạn đừng ngần ngại tìm đến Kiến trúc Uy Vũ nhé!